Nội dung bài viết [Ẩn mục lục]
Nối tiếp nội dung bài viết phần 1, phần 2 sẽ đưa ra năm cái tên nữa trong danh sách top 15 phim kinh dị xuất dắc nhất thập kỷ. Xin nhắc lại một lần nữa, có thể những bộ phim kinh dị với doanh thu cao ngất ngưởng và thành công về mặt thương mại sẽ không có mặt trong danh sách này bởi vì top 15 sẽ là những bộ phim được các nhà phê bình đánh giá cao về mặt nghệ thuật và có nội dung xuất sắc. Hầu hết các bộ phim trong danh sách đều là những bộ phim tiêu biểu cho dòng phim kinh dị. Dưới đây là danh sách 5 phim đầu tiên trong Top 10:
Đã bao giờ bạn từng nghe tới hoặc từng xem hay quen thuộc với những bộ phim lột tả những mong muốn gây ra đau đớn cho những nhân vật phản diện trong phim hay chưa? Những vụ giết người kỳ lạ, những hình ảnh tra tấn đầy ám ảnh, thậm chí là những vụ ăn thịt người, tất cả đều hội tụ lại trong bộ phim hài – kinh dị I Saw the Devil. Bộ phim là một bức tranh minh họa cho sự tàn bạo và tự hủy hoại là tự tuyên bố về bạo lực cùng chủ nghĩa ác độc.
Đối lập với hầu hết cách lan tỏa nỗi sợ hãi của các bộ phim khác trong dạnh sách, I Saw the Devil thể hiện sự “thống trị” của mình bằng các chi tiết nặng nề, ghê rơn – âm thanh của tiếng búa đập nát xương, tiếng máy khoan đục, khoan xuyên qua khuôn mặt, từ hai bên xương gò má – tất cả các các chi tiết được sử dụng như một đòn đánh vào tâm lý của khán giả để cho họ đặt câu hỏi về sự cảm thông đối với các nhân vật trong trò chơi đuổi bắt mà bộ phim đã tạo ra.
I Saw the Devil là tác phẩm đến từ đạo diễn Hàn Quốc tài ba Kim Jee Won, nội dung chính của bộ phim xoay quanh đặc vụ của NIS – Kim Soo Huyn (Lee Byung Hyun thủ vai), anh có một cuộc gia đình hạnh phúc và một cuộc sống bình lặng như bao người cho đến khi người vợ đang mang thai của anh bị giết hại bởi tên tâm thần mắc chức bệnh chống đối xã hội (Sociopath) – Jang Kyung Chul (Choi Min Sik thủ vai), từ đó Soo Huyn bị ám ảnh bởi ý nghĩ trả thù cho vợ mình, anh đã theo dõi và tra tấn kẻ thủ ác một cách vô cùng dã man.
Bằng cách biến nhân vật Soo Huyn thành một kẻ báo thù nhẫn tâm, một kẻ giàu kinh nghiệm trong việc bắt giữ tội phạm với cách hành động dứt khoát và không ghê tay, tất cả chỉ vì một mục đích là trả thù, đạo diễm Kim Jee Won đã cố tình “trêu chọc” khán giả bằng một loạt các chi tiết bạo lực đẫm máu với mục đích không chỉ là để nhấn mạnh sự trống rỗng của nhân vật chính mà còn miêu tả cụ thể sự ảnh hưởng nặng nề mà bạo lực tác động tới tinh thần của con người. Với phong cách giống với bộ phim Wes Craven’s The Last House on the Left, I Saw the Devil đặt ra cho khán giả một câu hỏi nhức nhối : “Thứ gì đa cho con người cái quyền để làm đau đớn và giết hại người khác? Ai hay cái gì đã tạo ra Ác Quỷ? “.
Với việc phê phán chủ nghĩa bạo lực được thể hiện xuyên suốc phim, I Saw the Devil là một tuyệt tác điện ảnh của không chỉ nền điện ảnh Hàn Quốc mà còn là của cả nền điện ảnh thế giới. Cũng giống như It Comes at Night, I Saw the Devil không dọa dẫm khán giả bằng các chi tiết hù dọa hay ma quỷ mà chính những phân cảnh máu me, bạo lực hạng nặng và không khí nặng nề mới làm cho khán giả phải rùng mình, hơn thế nữa bộ phim cũng đi sâu và khai thác những góc khuất trong nhân tính con người và cảnh báo chính con người mới là ác quỷ đáng sợ nhất.
Tiếp nối thành công của 2 thương hiệu phim kinh dị nổi tiếng là Saw (2004) và Insidious (2011), James Wan tiếp tục chứng minh cho toàn thế giới thấy ông là một trong số ít đạo diễn có thể thành công với dòng phim kinh dị. The Conjuring ra mắt năm 2013 nhanh chóng trở thành hiện tượng tại các rạp chiếu phim được coi là một trong những phim kinh dị xuất sắc nhất của thập kỷ đồng thời tạo ra một đế chế phim ảnh rộng lớn, The Conjuring nổi bật lên không phải là nhờ việc James Wan đưa nó đi mô típ của những bộ phim kinh dị khác mà là nhờ sự sáng tạo từ những yếu tố truyền thống, quen thuộc. Bằng cách cân bằng giữa những tình tiết hù dọa bất ngờ và những chi tiết gây ám ảnh cho người xem, The Conjuring chứng tỏ mình là một trong những bộ phim kinh dị hấp dẫn đối với tất cả khán giả kể cả những fan cuồng của thể loại kinh dị.
The Conjuring được dựa trên một vụ án thật của hai nhà điều tra các hiện tượng siêu nhiên đồng thời cũng là cặp vợ chồng nổi Ed và Lorraine Warren (Pattrick Wilson và Vera Farmiga thủ vai), hai nhà ngoại cảm đã nhận lời cầu cứu từ gia đình Perron sau khi họ phải trải qua những sự việc kỳ quái, những hiện tượng siêu nhiên đe dọa tới cuộc sống của cả gia đình tại ngôi nhà Rhode Island vào năm 1971.
Với The Conjuring, James Wan chủ yếu sử dụng bối cảnh và cách dựng phim cũng như kỹ thuật quay cổ điển, một số chi tiết sẽ gợi nhắc cho khán giả nhớ về những bộ phim kinh dị nổi tiếng của những năm 70 như the Exorcist, đây là cách để khiến bộ phim trở nên chân thực mà ấn tượng hơn với khán giả, đồng thời cũng giúp bộ phim đi sát với câu truyện gốc hơn. Với những cảnh quay cận cảnh, cách hóa trang con quỷ, phong cách quay phim theo kiểu phim tài liệu, và âm thanh nặng nề dáng xuống nền nhà gỗ, tất cả đều mang lại cho Conjuring không khí của phim kinh dị những năm 70.
Hơn nữa, The Conjuring khác biệt hơn hẳn các phim kinh dị khác là nhờ sự tiết chế trong mạch phim, các chi tiết gợi ý được cân bằng với những giải đáp. Những bộ phim như Sinister hay series Insidious đều làm khán giả mất đi sự hứng thú vì tất cả những chi tiết mở nút đều được giải thích từ phần nửa cuối phim trở đi, trong khi đó The Conjuring 2 lại đi vào lỗi mòn của 2 bộ phim trên, còn The Conjuring vẫn giữ được độc hấp dẫn nhờ việc kết hợp và phát triển đồng đều tâm lý và câu truyện của từng nhân vật với các tình tiết kinh dị được đẩy lên dồn dập.
Raw được chính đạo diễn- biên kịch người Pháp – Julia Ducournau miêu tả như là “một vở bi kịch thời hiện đại của một tình yêu quá mức”, quả thật đây là một bộ phim vô cùng độc đáo với sự đa dạng về thể loại. Raw là sự kết hợp của thể loại phim kinh dị, chính kịch và tuổi mới lớn. Bộ phim đã thành công trong việc lan tỏa sự “kinh hoàng” và những tình tiết của một bộ phim của tuổi mới lớn hơn hẳn những bộ phim cùng thể loại như The Loved Ones, Jennifer’s Body và gần đây nhất là bộ phim Tragedy Girls, và thậm chí Raw còn đi theo một khuynh hướng khắc nghiệt hơn, đó là đạp đổ những giá trị đạo đức được tạo ra bởi các bộ phim như Ginger Snap, và trở thành một đỉnh cao mới về mặt hình ảnh của thể loại kinh dị.
Raw là câu chuyện về cô bé ăn chay trường Justine (Garance Mariller thủ vai), sau khi tốt nghiệp trung học cô theo học trường cao đằng để học về chuyên ngành thú ý giống như người chị gái Alexia của mình trước kia. Sau một lớp học làm quen với hương vị thịt, Justine bắt đầu có những suy nghĩ và sự ám ảnh về món ăn mới này, hương vị của những miệng thịt dần dần khiến Justine mất kiểm soát và khiến cô luôn có cảm giác đói và them khát được ăn thịt sống, và từ đó cô sinh viên năm nhất ngây thơ bắt đầu bị biến thành một con người khác với những hành động vượt quá giới hạn của đạo đức và vô cùng tàn bạo. Thực tế, việc tạo ra thành công cho một bộ phim kinh dị chính là diễn xuất của các nhân vật chính, và Raw hoàn toàn làm được điều đó, diễn viên trẻ Mariller vô cùng xuất sắc trong việc lột tả sự trong sáng ngây ngô cũng như sự sợ hãi, nỗi ám ảnh của Justine.
Được xây dựng theo phong cách của những bộ phim kinh dị trong những năm 80 của thế kỷ trước, giống như những phim kinh dị của Croneberg hay Suspiria của Argento hay The Neon Demon của Winding Refn, các chi tiết những ngón tay, tai, chân đều được hóa làm và hóa trang vô cùng chân thực để đảm bảo khán giả sẽ phải “buồn nôn” và phải giật mình thon thót khi xem Raw. Bên cạnh đó màu sắc và hình ảnh phim được kiểm soát vô cùng công phu và tỉ mỉ, các tông màu đỏ được áp dụng và trải đều khắp cả bộ phim, điều này mang lại cho bộ phim sự mới mẻ và sáng tạo.
Trước khi ra mắt, một tiêu đề khác cũng vô cùng phù hợp cho bộ phim tâm lý – tội phạm gay cấn của đạo diễn Ben Wheatley là “Slow Burn”, nhưng có lẽ vì thiếu đi sự hấp dẫn và căng thẳng nên cuối cùng bộ phim đã được đặt tên là Kill List.
Kill List xoay quanh câu chuyện về một cựu quân nhân đang thất nghiệp Jay (Neil Maskell thủ vai), cùng với người bạn thân của mình Gal (Michael Smiley thủ vai), Jay chấp nhận trở thành một tay bảo kê cho một người lạ mặt, mục đích là để hỗ trợ tài chính cho gia đình trước sự thúc ép của người vợ cứng đầu Shel và cậu con trai nhỏ. Trong một lần hai người thực hiện công việc, nhiều sự cố bất ngờ xảy ra và bộ đôi bắt đầu tìm hiểu được nhiều điều hơn về công việc của mình, các sự việc đáng sợ bắt đầu xảy đến với họ.
Dưới ngòi bút tài tình và khả năng đạo diễn thiên tài của Wheatley, Kill List đã gây được ấn tượng vô cùng mạnh mẽ và lan tỏa sự tác động của mình trong một thời gian dàn. Bộ phim là sự kết hợp của ba thể loại phim truyền thống là: Một bộ phim chính kịch cảm động, nặng nề và ướt át; một bộ phim tội phạm đen tối và các nhân vật đều được lấy cảm hứng từ các nhân vật trong các bộ phim nói về tình an hem/huynh đệ và cuối cùng là một bộ phim với các tình tiết máu me bạo lực.
Lý do Kill List có mặt ở trong danh sách top 15 phim kinh dị xuất sắc nhất của thập kỷ là vì bộ phim có nội dung vô cùng xuất sức, các nút thắt mở được gài vào bộ phim một cách vô cùng khéo léo, khi các khán giả xâu chuỗi các tình tiết chắc chắn họ sẽ phải bất ngờ vì sự sáng tạo của đạo diễn Wheatley.
Nếu Let The Right One của đạo diễn Tomas Alfredson không phải bộ phim về ma cà rồng sáng tạo nhất trong thập kỷ này thì quả thật sẽ là mọt sai lầm trầm trọng. Bộ phim là sự kết hợp của vô số thể loại phim như phim hài đen (black comedy), phim tình cảm cho tuổi mới lớn và đặc biệt là những yếu tố kinh dị vô cùng sắc nét. Let The Right One với chủ đề đen tối và nặng nề đã khiến cho biết bao khán giả phải mất ngủ trong vài ngày sau khi thưởng thức bộ phim.
Dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên được ra mắt năm 2004 của nhà văn John Ajvide Lindqvist, kịch bản của Let The Right One cũng được đạo diễn Alfredson tin tưởng giao cho tác giả Ajvide chắp bút, bộ phim lấy bối cảnh tại Thụy Điển, một khu dân cư tại Blackeberg vào năm 1981, cậu bé 12 tuổi tên Oscar luôn bị bạn bè bắt nạt và đánh đập, khi mọi thứ vượt qua sự chịu đựng, Oscar quyết định tìm và trả thù những kẻ đã bắt nạt mình, đêm đó cậu bé đã lén lấy trộm con dao rời khỏi nhà trong im lắm, số phận sắp đặt Oscar đã gặp được hàng xóm mới của mình – cô bé Eli. Với vẻ bề ngoài chỉ khoảng trong độ tuổi của Oscar, thực ra Eli là một ma cà rồng đã sống được hàng thế kỉ, Eli đã tới vùng ngoại ô này cùng với một ma cà rồng khác là Hakan. Mặc dù Eli đã cảnh báo Oskar rằng 2 người không thể trở thành bạn bè, nhưng cả hai dần trở nên thân thiết và có tình cảm với nhau, Oskar đã đồng ý để Eli tấn công và giết chết tất cả những kẻ đã từng bắt nạt mình.
Những cảnh giết người và những cảnh hút máu người không xuất hiện dày đặc từ đầu đén cuối phim, đạo diễn Alfredson đã tạo ra các cảnh phim có tính liên tưởng cao buộc khán giả phải tự tưởng tượng ra chúng và phải tự ám ảnh mình bằng những ý nghĩ đó. Bên cạnh đó ông còn tập trung vào khai thác các hoàn cảnh của nhân vật cũng như chiều sâu trong màu sắc của bộ phim. Ví dụ như cảnh phim Hakan ngã từ cửa sổ bệnh viện xuống và chết hay cảnh Oskar đang bị dìm xuống nước mà khong biết rằng kẻ bắt nạt cậu đã bị chặt đầu, tất cả đều ngụ ý chỉ sự trừng phạt tinh thần nhưng lại được thể hiện thông qua cái nhìn của trẻ con (mà cụ thể là 2 nhân vật Oskar và Eli).
CHƯƠNG TRÌNH COMMENT HAY - NHẬN NGAY QUÀ TẶNGRapchieuphim team
Cách chúng tôi đánh giá một bộ phim
Bình luận (0)