Nội dung bài viết [Ẩn mục lục]
Tập truyện đầu tiên của Harry Potter được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1997, ngay lập tức tập truyện đã trở thành một hiện tượng trên toàn thế giới, từ trẻ nhỏ đến người già không ai là không có trong tay cuốn truyện Harry Potter. 4 năm sau tập phim đầu tiên được chuyển thể và công chiếu tại các rạp chiếu phim. Đặc biệt với việc chỉ tuyển chọn các diễn viên người Anh, Rowling đã bảo toàn được điểm độc đáo và hơi thở đậm chất Anh Quốc cho series phim..
Cốt truyện của Harry Potter tưởng chừng vô cùng đơn giản: Một cậu bé mồ côi sống với những người họ hàng của mình, cậu luôn bị bắt nạt và đầy đọa, một ngày nọ cậu khám phá ra thân phận thật của mình. Harry tìm ra mình là một phù thủy nổi tiếng, và theo học trường đào tạo pháp sư và ma thuật Hogwart, trở thành một phần của thế giới vừa xa lạ nhưng cũng vô cùng gần gũi với bản năng của cậu, từ đó cuộc hành trình của Harry cùng 2 người bạn thân là Ron và Hermione chống lại chúa tể hắc ám Voldermort bắt đầu.
Ở bài viết trước Rapchieuphim đã điểm qua về 4 phim được các nhà phê bình đánh giá thấp hơn trong cả 8 tập phim của series phim Harry Potter. Độc giả có thể dễ dàng đoán ra 4 bộ phim được đánh giá cao hơn là những phim nào, tuy nhiên thứ hạng của các bộ phim vẫn là điều bí mật, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết lần này:
Phần phim thứ 4 tập trung vào sự biến đổi trong tâm lý cũng như ngoại hình của Harry, cậu bé ngày nào giờ đang ở độ tuổi trưởng thành, với những dấu hiệu của tuổi dậy thì, nong giận và dễ kích động, những rung động đầu đời, mái tóc dài lạ lẫm. Harry Potter và Chiếc cốc lửa là sự pha trộn giữa hiệu ứng hình ảnh tuyệt đẹp của Alfonso và mô tuýp cổ tích thần tiên, mơ mộng, bí ẩn, hấp dẫn của đạo diễn Christopher Columbus.
Mike Newell (đạo diễn của Four Wedding and a Funeral, Donnie Brasso) đã tạo ra một sự khác biệt vô cùng lớn so với tất cả các đạo diễn khác, dưới bàn tay tài hoa của mình ông đã mang đến cho khán giả một thế giới ma thuật gần gũi và tự nhiên hơn hẳn những phần phim trước, có thể nói rất ít tác phẩm chuyển thể đạt được sự chuyển đổi tinh tế như Harry Potter và Chiếc Cốc Lửa. Không chỉ vậy, vị đạo diễn này còn là người duy nhất thành công trong việc đem lại những cảm xúc tinh tế, những chuyển biến tâm lý mà J.K Rowling đã khắc họa qua các nhân vật trong truyện lên phim. Vị đạo diễn đã cân bằng được những yếu tố cảm xúc phức tạp của độ tuổi mới lớn và những yếu tố ảo tưởng đen tối và ma mị hơn.
Harry Potter và Chiếc Cốc Lửa phải là bộ phim với đề tài vũ hội cuối năm ở trường trung học và tình cảm lứa đôi, mà bộ phim hội tụ đầy đủ các yếu tố, các cung bậc cảm xúc của một bộ phim phiêu lưu, hành động giả tưởng. Chắc chắn không có một ai không khỏi thích thú khi chứng kiến cuộc thi Triwizard (Tam Pháp Thuật) với những thử thách thú vị nhưng cũng không kém phần hồi hộp (đây cũng là phần mà khán giả thấy Hogwarts xuất hiện với hình ảnh tệ hại nhất trong cả series), những tràng cười sảng khoái với những khoảnh khắc ngây ngô của các nhân vật khi chuẩn bị cho vũ hội mùa đông, và sự kinh hoàng khi Voldermort trở lại.
Những pha hành động của bộ phim đã được “nâng cấp” hơn hẳn so với 3 phần phim trước. Sự xuất hiện của các nhân vật mới cũng làm cho không khí của bộ phim trở nên tươi mới hơn. Bộ phim đánh dấu sự ra mắt của ngôi sao phim Twilight – Robert Pattinson, diễn xuất xuất sắc của Brendan Gleeson trong vai ông thầy môn Phòng Chống Nghệ Thuật Hắc Ám cáu kỉnh nhưng cực ngầu Alastor Moody, Miranda Richardson hoàn thành tốt vai diễn mụ nhà báo xảo quyệt, cơ hộ Rita Skeeker và cuối cùng là màn xuất hiện ấn tượng của Voldermort của diễn viên Fiennes. Tuy vậy bộ phim vẫn còn một thiếu sót nho nhỏ khi chưa thể hiện được toàn cảnh của bối cảnh câu truyện cũng như ý tưởng cốt lõi của tập truyện.
Đã rất lâu rồi, kể từ phần cuối của series The Lord of the Rings – Return of the King, khán giả mới có dịp được thưởng thức một bộ phim hồi hộp, căng thẳng với một cái kết không thể nào xứng đáng hơn, kết hợp với những hiệu ứng đặc sắc, những màn đối thoại – độc thoại đúng kiểu Hollywood, những pha hành động gay cấn diễn tra liên tiếp, những màn đấu đũa thần tay đôi hấp dẫn, các trận chiến ma thuật bùng nổ…
Tất cả những chi tiết đó đều được mang đến với một sự chuẩn xác đến từng khung hình và hoàn hảo đến cả những chi tiết nhỏ nhất. Các pha hành động hoành tráng được xen kẽ với những khoảnh khắc lắng động đầy cảm xúc, được mang đến bởi Alexandre Desplat. Từ cảnh đột nhật ngân hàng Grigotts, trốn thoát với chú rồng cho tới những đoạn flashback về những ngày ở Pensieve, khán giả liên tục được chiêu đãi những khoảnh khắc tuyệt vời.
Tất cả nhân vật đã góp mặt từ phần phim đầu tiên đều có từng khoảnh khắc riêng để tỏa sáng. Trận chiến Hogwarts diễn ra vô cùng khốc liệt, Hogwarts – nơi phép thuật bắt đầu cũng là nơi mọi sắp xếp của số phận được ngã ngũ – sụp đổ hoàn toàn, nhưng trong sự tự hào của những thế hệ học sinh quả cảm. Tất cả những gì khán giả cần làm vất bỏ mọi phàn nàn sang một bên và tận hưởng chuyến tàu đến Hogwarts cuối cùng.
Ngay cả đoạn kết phim có phần hơi gượng gạo nhưng bộ phim đã làm nổi bật được thông điệp và ý đồ của tác giả J.K. Rowling, tất cả đều là thành quả của hơn 10 năm lao động miệt mài và gắn bó bên nhau như một đại gia đình.
Thật không ngoa khi nói rằng đạo diễn Alfonso Cuaron (đạo diễn phim Gravity, Children of Men) đã thổi một luồng sinh khí mới cho series phim, đưa sự hấp dẫn của bộ phim lên một tầm cao mới và biến nó thành một bài học truyền cảm hứng cho các phần phim tiếp theo.
Khác với dự đóa, việc thay đổi hoàn toàn sự sắp đặt trong bối cảnh phim cũng như màu sắc phim so với 2 phần trước của vị đạo diễn không bị các fan hâm mộ của Harry Potter phản đối. Thực tế, vị đạo diễn này vẫn nắm bắt được tinh thần cốt lõi của tập truyện và đưa nó vào trong tác phẩm của ông, biến trường Hogwarts trở thành một mê cung kỳ lạ mà các fan cần phải khám phá.
Với việc đẩy cao các tình tiết nguy hiểm và xử lý cốt truyện phức tạp một cách đầy tinh tế, Harry Potter và Tên Tù Nhân Ngục Azkaban là tập phim được đạo diễn xuất sắc nhất trong 8 phần phim. Dưới ống kính của Michael Seresin, thế giới phù thủy của Harry Potter vẫn sôi động những cũng bớt huyền ảo theo lối truyện cổ tích mà trở nên u ám hơn, hấp dẫn và bí hiểm hơn. Các cảnh quay được “đo ni đống giày” chăm chút tới từng milimet và vô cùng chuẩn xác, hầu như các cảnh quay đều được thực hiện quay ngoại cảnh chứ không phải trong trường quay mang đến cho bộ phim những hình ảnh tươi mới và đậm chất Bắc Âu.
Các hiệu ứng hình ảnh được đẩu lên đến đỉnh cao và cho đến tận bây giờ nó vẫn là quy chuẩn cho các bộ phim khác học tập theo, dù cho tạo hình người sói của nhân vật Lupin có thể được làm tốt hơn, nhưng nhiêu đó cũng đủ chứng tỏ sự tiến bộ của đội ngũ sáng tạo. Từ những tên giám ngục đáng sợ và lạnh lẽo cho tới chuyến xe đò Hiệp Sỹ quái ghở và những hình ảnh chuyển động trên các tờ báo, tất cả đều được xử lý một cách chuyên nghiệp. Sự xuất hiện của hai nhân vật Sirius Black và Remus Lupin là điều mà các fan của bộ truyện mong đợi nhất, nhất là khi được tận mắt chứng kiến 2 nhân vật này trên màn ảnh rộng. 2 diễn viên Gary Oldman và David Thewlis đã hoàn thành xuất sắc vai diễn của mình, dù cho thời gian lên hình của cả 2 người không nhiều.
Tuy nhiên, có lẽ chính vì đạo diễn Cuaron đã để lại dấu ấn cá nhân trong bộ phim quá nhiều nên đã ngăn Harry Potter và Tên Tù Nhân Ngục Azkaban không vươn lên vị trí phim xuất sắc nhất trong cả series.
Nếu như Harry Potter và Chiếc Cốc Lửa là giai đoạn mà các nhân vật chính đang trong giai đoạn “ẩm ương” chưa thể kiềm chế và kiểm soát cảm xúc của mình thì tới Harry Potter và Hoàng Tử Lai các các cô cậu bé ngày nào giờ đã hoàn toàn trưởng thành, với những suy nghĩ thấu đáo và chin chắn hơn. Các mối đe dọa đến từ thế lực hắc ám ngày càng tăng và thế giới phù thủy một lần nữa lại đứng trước ngưỡng cửa của bóng đêm bao trùm.
Steven Koves luôn là trái tim và linh hồn của series phim Harry Potter, sau sự vắng mặt trong Mệnh Lệnh Phượng Hoàng, cuối cùng nhà biên kịch đã quay trở lại và mang đến kịch bản xuất sắc nhất trong toàn bộ series, vì nó cân bằng được tất cả các yêu tố từ màu sắc phim bắt đầu u ám hơn, chủ đề của phim cũng đen tối hơn cho tới những khoảnh khắc hài hước. Dù cho phần 6 không phải là phần truyện hay nhất nhưng với phiên bản điện ảnh thì nó lại là tuyệt vời nhất.
Nhà quay phim Bruno Dellbonnel đã vượt qua chính đỉnh cao của bản thân ông với cảm hứng từ ánh sáng và màu sắc vả Rembrandt để biến Hoàng Tử Lai trở thành bộ phim xuất sắc nhất về phần hình ảnh trong cả series.
Bên cạnh đó Yates cũng thể hiện khả năng bậc thầy của mình trong bộ lần thứ hai tham gia vào series phim. Cảnh phim cuối, khi giáo sư Dumbledore và Harry tới cái động để tìm Trường Sinh Linh Giá là một trong những điểm nổi bật nhất của bộ phim. Bộ phim chỉ đơn giản là tuyệt đẹp và là tuyệt phẩm hoàn hảo ở mọi góc cạnh và yếu tố (mặc dù lễ tang của cụ Dumbledore có phần hời hợt).
Nếu như Mệnh Lệnh Phượng Hoàng là phần phim đánh dấu sự chin muồi trong diễn xuất của Daniel Radcliffe, thì Hoàng Tử Lai chính là màn trình diễn xuất sắc của Rupert Grint. Hình ảnh anh chàng Ron hài hước, ngờ nghệch và sự phát triển trong mối quan hệ của Ron và Hermione được chàng diễn viên trẻ truyển tải cực kỳ thành công. So với mối quan hệ không mấy thuyết phục giữa Ginny và Harry thì Rupert đã trở thành tâm điểm của bộ phim.
Như thường lệ, điểm mạnh nhất của Harry Potter là luôn lựa chọn được diễn viên hoàn toàn phù hợp với nhân vật. Sự xuất hiện của giáo sư Horace Slughorn qua diễn xuất thú vị của Jim Broadbent đã làm cho bộ phim bớt nặng nề, trong khi đó diễn viên kỳ cựu Michael Gambon cũng có màn hóa thân xuân sắc và đáng nhớ trong lần xuất hiện cuối cùng của cụ Dumbledore. Không có tập phim nào có thể tái hiện thế giới pháp thuật của J.K. Rowling hoàng hảo hơn Harry Potter và Hoàng Tử Lai, vì vậy đây chính là phàn phim được các nhà phê bình đánh giá cao nhất.
Rapchieuphim team
Cách chúng tôi đánh giá một bộ phim
Bình luận (0)