Nội dung bài viết [Ẩn mục lục]
Harry Potter là một trong những series phim đình đám nhất mà Warner Bros từng có. Với Harry Potter, hãng phim đã được đưa lên một tầm cao mới, có lẽ lý do đơn giản nhất là vì tác phẩm gốc – bộ truyện Harry Potter – quá xuất sắc. Dù có nhiều người không yêu thích Harry Potter, nhưng không thể phủ nhận tác giả J.K.Rowling đã tạo ra được thế giới phép thuật vô cùng ấn tượng cùng cốt truyện hấp dẫn và liên kết chặt chẽ tới nỗi không thể phát hiện ra một lỗ hổng nào.
Chúng ta đều biết một sự thật đối với các tác phẩm chuyển thể là bản truyện gốc thường hay hơn bản phim . Với hơn 10 năm làm mưa , làm gió trên các bảng xếp hạng doanh thu, Harry Potter nổi tiếng tới mức mà tới ngay cả những người chưa từng đọc một tập truyện nào cũng có thể hiểu và nắm rõ nội dung . Tuy rằng không thể so sánh các phần phim với nhau xem phần nào hay hơn vì nó còn phụ thuộc vào sở thích của mỗi người, tuy nhiên khách quan mà nói, xét trên góc độ của các nhà phê bình, các phim Harry Potter vẫn có thể được đánh giá thông qua các yếu tố như cốt truyện, hiệu ứng hình ảnh hay cách dẫn dắt phim. Dưới đây là xếp hạng 8 tập phim Harry Potter do các nhà phê bình lựa chọn:
Đạo diễn Chris Columbus (“Home Alone”, “Mrs. Doubtfire) luôn là bậc thầy trong việc tạo ra những bộ phim giành cho gia đình, và Harry Potter và Hòn đá Phù Thủy cũng không phải là ngoại lệ. Dù là hay hơn hay dở hơn , nhưng Chris Columbus và Steve Kloves vẫn trung thành với nguyên tác, chỉ có một số chi tiết rất nhỏ được thay đổi, vị đạo diễn tập trung vào các chi tiết chính quan trọng và lược bỏ một số chi tiết không cần thiêt.
Diễn xuất của 3 diễn viên nhí (ở thời điểm bấy giờ) dường như vẫn chưa chin muồi, rất nhiều đoạn phim mà khán giả thấy rõ các diễn viên phải nhớ lại lời thoại trước khi nói, nhưng dĩ nhiên là theo một cách vô cùng đáng yêu. Như thường lệ, Emma Watson là người có kỹ năng diễn xuất tốt nhất trong cả 3 diễn viên chính, và Alan Rickman với màn trình diễn đáng nhớ nhất với màn trình diễn hóm hỉnh, kỳ lạ, nam diễn viên lột tả rõ tính cách khó chịu, cay nghiệt và có đôi phần độc đoán của giáo sư Snape với những cái lừ mắt và khuôn mặt lạnh lùng. Dù là một bộ phim hay nhưng Hòn Đá Phù Thủy vẫn chưa thể so sánh với các phần phim sau về độ hấp dẫn. Vì là phần phim đầu tiên, nên các diễn viên vẫn đang cố để diễn tròn vai, tìm cách để xây dựng ấn tượng ban đầu cho các nhân vật. Và sự xuất hiện đột ngột cũng như sự nguy hiểm của của Voldermort làm cho bộ phim bỗng dung trở nên hơi hời hợt giống như những phim cổ tích dành cho trẻ em.
Là bộ phim mở đầu, nên Harry Potter và Hòn đá Phù Thủy chịu rất nhiều áp lực, tuy nhiên bộ phim đã bước đầu xây dựng được hình tượng các nhân vật chính, cốt truyện mượt mà và một thế giới phù thủy huyền bí nhưng vô cùng tuyệt vời. Tuy nhiên hiệu ứng hình ảnh của bộ phim là điểm yếu khiến cho Hòn Đá Phù Thủy đứng cuối cùng trong danh sách này. Con quỷ khổng lồ trong nhà vệ sinh nữm trận đấu Quidditch và sự xuất hiện của chú chó 3 đâu canh cửa tầng hầm tạo cho khán giả cảm giác như các hiệu ứng hình ảnh vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện chứ chưa phải là sản phẩm cuối cùng của một bộ phim có kinh phí lớn. Tóm lại, khó có thể chê trách được đạo diễn Columbus và bộ phim đầu tiên của một series dài hơi
Phần 2 của loạt phim Harry Potter đã được cải thiện rất nhiều so với người tiền nhiệm trên tất cả các phương diện. Bắt đầu từ diễn xuất của các diễn viên nhí đã tự tin và nhuần nhuyễn hơn rất nhiều, bối cảnh và dựng phim cũng khá hơn, đạo diễn kiểm soát nhiều hơn và các yếu tố ma thuật và thế giới phù thủy được đào sâu hơn. Hầu hết hiệu ứng hình ảnh cũng được cải thiện, tuy nhiên dường như series phim luôn không có duyên và rất hay gặp trục trặc với những nhân vật phải sử dụng kỹ xảo hoặc CGI để xử lý, đặc biệt lần này là con Tử Xà Basilisk – con quái thú được Slytherin nuôi trong căn hầm tại Hogwarts nhằm tiêu diệt những học sinh có gốc Muggle. Mặc dù được thiết kế rất đẹp nhưng qua hiệu ứng chỉnh sửa thì con tử xà lại không có liên kết với các nhân vật và nhìn rất giả.
Diễn xuất của nam diễn viên Kenneth Branagh cũng rất ấn tượng, anh được giao cho vai diễn giáo viên môn Phòng chống Nghệ thuật Hắc Ám Gilderoy Lockhart, một kẻ tự luyến, dối trá và thích huyễn hoặc về bản thân. Nhân vật này là trung tâm của sự rắc rối và luôn tạo ra những tràng cười sảng khoái cho khán giả. Phần phim cũng đánh dấu sự thay đổi cho dàn diễn viên, khi Richar Harris – người thủ vai giáo sư Dumbledore đã quyết định rời khỏi dự án với lý do sức khỏe. Nhiều fan hâm mộ đã khá nuối tiếc vì hình ảnh của nam diễn viên rất giống với nhân vật mà Rowling đã tạo ra trong truyện. Sau đó vai diễn hiệu trưởng Dumbledore được giao cho diễn viên Michael Gambon.
Một điểm trừ nho nhỏ của tập phim Phòng Chứa Bí Mật nữa là thời lượng của phim quá dài cho những khán giả chưa từng đọc qua truyện. Với độ dài gần 3 tiếng , chắc chắn các chi tiết trong truyện sẽ được khắc họa lại đầy đủ, với người hâm mộ của bộ truyện thì đây là điều đáng mừng nhưng với các nhóm khán giả còn lại thì không. Dù sao đi nữa thì cũng không thể phủ nhận rằng khán giả đã có một khoảng thời gian tuyệt vời khi thưởng thức bộ phim.
Phần khó khăn nhất của một tác phẩm chuyển thể là quyết định chọn lọc những chi tiết của tác phẩm gốc, phần nào cần phải đưa vào và phần nào cần phải loại bỏ, phần nào phải thay đổi và xử lý mượt mà hơn mà vẫn không làm mất đi sự nguyên bản của nguyên tác. Harry Potter và Mệnh Lệnh Phượng Hoàng hoàn toàn là một bộ phim ở mức khá, tuy nhiên có rất nhiều ý kiến trái chiều với chất lượng của bộ phim.
Biên kịch Micharl Goldenberg và đồng đạo diễn David Yates (đạo diễn phim State of Play) có vẻ như đa đưa ra những quyết định sai lầm gần như hủy hoại cả bộ phim. Sự vắng mặt của biên kịch Steve Kloves có thể là nguyên nhân cho những sai sót này. Vốn là tập truyện dài nhất trong 7 phần, nhưng khi được chuyển thể thành phim thì Harry Potter Mệnh Lệnh Phượng Hoàng lại là phần phim có thời lượng ngắn nhất của series phim. Rất nhiều chi tiết trong truyện đã bị cắt bỏ và mạch phim chuyển quá nhanh, khiến cho bộ phim khá khó hiểu (với những người chưa đọc truyện) và kos để theo dõi. Chi tiết sự hy sinh của Sirius Black thì quá hời hợt, mặc dù đây là cảnh phim cảm động nhất và quan trọng nhất của tập phim.
Tuy nhiên, các nhà làm phim vẫn nhận ra được những yếu tố để tạo nên một bộ phim hay để đưa vào tác phẩm của mình, đạo diễn đã rất khôn ngoan khi đẩy nhanh tình tiết phim, gia tăng những tình thế gấp gáp và nguy hiểm cùng với những cảnh chiến đấu gay cấn dữ dội. Các hiệu ứng hình ảnh rất đẹp mắt và mượt mà mặc dù nhân vật Grawp là một thất bại. Có lẽ phần phim này là phần mà Daniel Radcliffe thể hiện vai diễn của mình xuất sắc nhất. Bên cạnh đó diễn xuất của diễn viên Imelda Stauton – người thủ vai mụ hiệu trưởng khó ưa Dolores Umbridge cũng cực kỳ hoàn hảo. Phân đoạn được đánh giá cao nhất trong cả bộ phim chính là cảnh chiến đấu tại Bộ Pháp Thuật ở cuối phim. Trận chiến giữa Dumbledore và Voldemort là một trong những cảnh chiến đấu hay nhất của các phim chuyển thể. Nhiều nhà phê bình và người hâm mộ đã gọi đây khoảnh khắc tuyệt vời nhất của cả series
Không cần đến những con số thống kê hay những phân tích sâu xa về để nhận ra khi chia phần truyện cũ ra thành hai phần phim sẽ mang lại lợi nhuận về mặt thương mại như thế nào. Harry Potter và Bảo Bối đã làm mở ra trào lưu làm phần truyện cuối thành 2 phần phim cho dòng phim chuyển thể, và có lẽ phép màu của thế giới phù thủy đã giúp doanh thu của phần phim cuối không bị sụt giảm như những tác phẩm phim tình cảm tuổi mới lớn như Twilight.
Trong khi người hâm mộ không ngừng phàn nàn về bối cảnh, không gian tập trung và xoay quanh quá nhiều vào những khu rừng và căn lều trại cả trong truyện và trên phim, dường như đây là ý đồ của J.K Rowling để tập trung nhiều hơn vào sự phát triển nội tâm của các nhân vật. Với những người yêu thích cách xây dựng bối cảnh này thì đây là cơ hội tuyệt vời để hòa mình vào những địa điểm thiên nhiên tuyệt đẹp mà hiếm khi được đề cập đến trong những bộ phim trước. Hogwarts – nơi an toàn nhất của thế giới phù thủy giờ đây cũng bị Tử Thần Thực Tử kiểm soát thì dường như mọi nơi ngay cả những ngóc ngách nhỏ nhất của thế giới phù thủy cũng đầy rẫy nguy hiểm. Các hiệu ứng đặc biệt được lồng ghép đầy duyên dáng vào trong một bức tranh đầy rẫy sự cảnh giác và căng thẳng của ba bạn trẻ.
Một lần nữa Ralph Fiennes lại mang đến cho khán giả một màn trình diễn trên cả tuyệt vời khi hoàn thành xuât sắc vai diễn Chúa tể Voldemort, mặc dù nhiều lúc chính lối diễn xuất của nam diễn viên lại phản tác dụng làm cho nhân vật của anh trở thành một phiên bản nhái lại chứ không phải một kẻ thù nguy hiểm và tàn độc của Harry Potter. Bên cạnh đó mỗi lần nhân vật Bellatrix Lestrange của nữ diễn viên Helena Boham Carter xuất hiện, khán phòng lại nín lại vì cô diễn quá nhập tâm, tất cả những sự điên rồ, độc đoán và si tình của Bellatrix được nữa diễn viên thể hiện quá chân thật.
Vấn đề lớn nhất của bộ phim cũng như là của cả 6 phần phim trước là việc phân bổ sự xuất hiện của các nhân vật không đồng đều. Ví dụ cụ thể chính là Dobby, nhân vật Gia tinh này có vai trò quan trọng và xuyên suốt trong tất cả các tập truyện, nhưng với bản điện ảnh nhân vật này chỉ xuất hiện trong phần hai – Harry Potter và Phòng Chứa Bí Mật và phải đến tận những phút cuối của Bảo Bối Tử Thần mới được quay trở lại. Vì vậy khi Dobby đột nhiên xuất hiện và cứu Harry cũng những người khác và hy sinh tính mạng, chi tiết này khiến khán giả khó có sự đồng cảm và gây cảm động cho khán giả vì nhân vật chỉ xuất hiện chưa đầy 10 phút.
Tóm lại với vai trò được ví như “khoảng lặng trước cơn bão” Harry Potter và Bảo Bối Tử Thần phần 1 đáp ứng đủ yêu cầu của một bộ phim hay.
CHƯƠNG TRÌNH COMMENT HAY - NHẬN NGAY QUÀ TẶNGRapchieuphim team
Cách chúng tôi đánh giá một bộ phim
Bình luận (0)