Đã 16 năm kể từ thời điểm bộ phim đầu tiên về Spider-Man được trình chiếu tại các rạp chiếu phim, không chỉ mang lại cho khán giả cái nhìn khác và thực tế hơn về siêu anh hùng này, mà Spider –Man 1 còn mở ra kỷ nguyên mới cho dòng phim siêu anh hùng. Từ đó đến nay đã có 6 bộ phim Spider-Man được ra mắt với 3 bản phim khác nhau, trong khi một số phim trở thành những bộ phim siêu anh hùng hay nhất mọi thời đại, một số khác lại trở thành cú bom xịt. Cùng rapchieuphim xếp hạng từ tệ đến hay nhất của 6 phim về Spider-Man.

6.Spider-Man 3
Spider-Man 3 ra mắt năm 2007 là phần phim kém hay nhất trong tất cả các phim về Spider-Man
Spider-Man 3 ra mắt năm 2007 là phần phim kém hay nhất trong tất cả các phim về Spider-Man

 

Chưa có bất kỳ khán giả nào tới rạp để thưởng thức một bộ phim siêu anh hùng lại thốt ra lời khen với những nhảy theo điệu Jazz của nhân vật. Và có lẽ sau 2 phần phim trước quá thành công nên đã khiến Sam Raimi ngủ quên trên chiến thắng. Spider-Man 3 có thời lượng quá dài, với quá nhiều các chi tiết không cần thiết đã lấn liết hết những điều cần thiết để mang lại một bộ phim hay. Đạo diễn đã từ bỏ những yếu tố đẻ tạo ra một nhân vật phản diện ấn tượng và khiến cho những vai phản diện trong phim trở nên lu mờ cộng với cốt truyện nửa vời làm cho khán giả khó có thể theo dõi và mất đi sự hứng thú dành cho bộ phim.

Nhà phê bình Bob Mondello của tờ NPR film đã gọi Spider-Man 3 là một bộ phim “Rối như tơ vò”, thực sự bộ phim tạo cho khán giả cảm giác giống như một bộ phim truyền hình dài tập hơn là siêu phẩm về siêu anh hùng. Sau kết thúc viên mãn của cặp đôi Peter Parker (Tobey Maguire) và Mary Jane (Kristen Dunst) trong Spider-Man 2, dường như đạo diễn Sam Raimi lại muốn tách 2 người ra và tốn quá nhiều thời gian để đi sâu vào việc hàn gắn mối quan hệ của hai nhân vật này, đáng nhẽ thời gian đó phải được dùng để khai thác sâu hơn những câu chuyện của Sand Man, Venom… Spider-Man 3 là một minh chứng cụ thể cho việc khi đạo diễn cố gắng mang hết tất cả những ý tưởng trong đầu để thể hiện trong một bộ phim, kết quả sẽ mang đến cho khán giả sự nhàm chán, khiến bộ phim trở nên không được như kỳ vọng, mất tập trung và lan man.

5.The Amazing Spider-Man 2
The Amazing Spider-Man 2 cũng đi vào vết xe đổ của Spider-Man 3
The Amazing Spider-Man 2 cũng đi vào vết xe đổ của Spider-Man 3

 

Cũng giống như Spider-Man 3, phim The Amazing Spider-Man 2 cũng quá ôm đồm quá nhiều nội dung trong một bộ phim.Bộ phim là tập hợp của nhân vật phản diện chính của bộ phim - Electro (Jamie Foxx thủ vai), và một lần nữa lại là sự xuất hiện của Harry Osborn (Dean DeHaan) đang tự biến mình thành Green Goblin, cũng một lần nữa Peter Parker (do Andrew Garfield thủ vai) cố để hàn gắn mối quan hệ và mải mê cứu sống người yêu của mình, kết thúc đầy bi kịch của bộ phim với sự hy sinh của Gwen Stacy (Emma Stone thủ vai) và màn ra mắt của một ác nhân khác – Rhino (Paul Giamatti thủ vai)…

Thực tế, Jamie Foxx và Paul Giamatti là 2 trong số những diễn viên có thực lực và có tài năng diễn xuấ được đánh giá cao, tuy nhiên khả năng của cả 2 diễn viên lại không được phô bày trong The Amazing Spider-Man 2, bởi vì bộ phim chỉ tập trung vào những tình tiết phụ mà quên đi nhiệm vụ chính là giành đất diễn cho các diễ viên thể hiện tài năng.

Một bộ phim siêu anh hùng hay là bộ phim không bao giờ tập trung vào quá nhiều nhân vật phản diện để lôi léo sự chú ý của khán giả. Hơn tất cả, một nhân vật phản diện với một động cơ rõ ràng và một câu chuyện thật sâu sắc và logic sẽ mang lại thành công nhiều hơn sự xuất hiện của quá nhiều nhân vật không cần thiết. Nếu như đạo diễn nghĩ nhân vật phản diện chính của bộ phim vẫn chưa đủ sức để tạo ra sự kịch tính trong phim, câu trả lời là đừng thêm bất kỳ nhân vật phản diện nào nữa cả, điều nên làm là nên sửa đổi lại kịch bản và cho nhân vật một hướng đi mới.

4.The Amazing Spider-Man
The Amazing Spider-Man được đánh giá ở mức khá
The Amazing Spider-Man được đánh giá ở mức khá

 

Một thập kỷ sau khi bản phim đầu tiên của Spider-Man do Tobbey Maguire thủ vai được ra mắt, hãng phim Sony đã quyết định tiếp tục khai thác thương hiệu phim Spider-Man với việc ra mắt The Amazing Spider-Man trong năm 2012. Và bộ phim đã tạo ra hiệu ứng rất tốt, màn thể hiện của Andrew Garfield và Emma Stone là điểm sáng của bộ phim, đặc biệt là “phản ứng hóa học” của 2 diễn viên và cách họ kết nối với nhau.

Andrew Garfield đã thổi vào nhân vật Peter Parker một luồng sinh khí mới, dù cho nội dung của phim vẫn giống như nguyên tác trong truyện và Spider-Man 1: Peter bị một con nhện đột biến cắn, cậu phát hiện ra khả năng đặc biệt của mình, bác Bens mất trong lần đụng độ với bọn cướp, cậu trở thành Spider-Man, sau đó ác nhân xuất hiện và Spider-Man rat ay ngăn chặn chúng. Vai diễn Gwen Stacy của Emma Stone cũng vô cùng xuất sắc, Emma đã mang đến một hình ảnh nữ nhân vật chính thông minh, dũng cảm khác hẳn với vai diễn Mary Jane của Kristen Dunst – yếu đuối và lúc nào cũng chìm đắm trong việc yêu đương.

Không chỉ như  vậy, Spider-Man còn có một kịch bản vô cùng chặt chẽ và xuất sắc, bộ phim chỉ tập trung vào một nhân vật phản diện duy nhất, và tập trung để phát triển nhân vât Peter Paker, đồng thời khai thác những bí ẩn trong quá khứ của cha mẹ Peter, điều mà bộ 3 phim Spider-Man của Sam Raimi chưa từng đề cập đến. Mặc dù bộ phim vẫn còn một số hạt sạn nhỏ khiến cho The Amazing Spider-Man vẫn chưa thể vượt qua được bản phim gốc, nhưng dường như nó vẫn đủ những chi tiết độc đáo và gần gũi với khán giả, nhờ vậy mà nhân vật Peter Parker trở nên “ngầu “ hơn.

3.Spider-Man
Spider-Man đã đặt nền móng cho kỷ nguyên của dòng phim siêu anh hùng
Spider-Man đã đặt nền móng cho kỷ nguyên của dòng phim siêu anh hùng

 

Mặc dù cả Spider-Man (ra mắt năm 2001) và The Amazing Spider-Man cùng khai thác một cốt truyện chung về quá khứ cũng như xuất thân của Spidey Peter Parker, nhưng Spider-Man lại được đánh giá cao hơn bởi  giá trị của bộ phim. Spider-Man đã để lại một bài học cực kì lớn và là nguồn cảm hứng cho những siêu anh hùng thế hệ mới trong gần 2 thập kỷ qua. Không chỉ như thế bộ phim đầu tiên của anh chàng Người Nhện là phim đầu tiên đạt được mức doanh thu 100 triệu USD trong tuần đầu tiên ra mắt dù đã phải thay đổi rất nhiều biên kịch và đạo diễn ,

Spider-Man là bộ phim đầu tiên định hình cho thể loại phim bom tấn mùa hè với đề tài siêu anh hùng, bộ phim là bàn đạp để các phim của MCU hay DCEU đạt được thành công và nhận được sự yêu mến từ công chúng (ví dụ như Iron Man, The Avengers, Wonder Woman,Guardian of the Gaxalaxy…). Bên cạnh đó, Spider-Man là bộ phim mang đậm tính giải trí, với một kịch bản hay, dàn diễn viên tài năng, và nhất là tập trung xây dựng được hình ảnh Peter Parker vô cùng ấn tượng, đồng thời khắc họa được mối quan hệ phức tạp giữa cậu và kẻ thù nguy hiểm – Green Goblin mà không sa đà vào việc đưa quá nhiều nhân vật vào phim.

Tobey Maguire đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, khi in đậm vào tâm trí khán giả hình ảnh một anh chàng Peter Parker ngờ ngệch, hào hứng với việc phát hiện ra siêu năng lực của mình đồng thời giằn vặt trong tội lỗi với cái chết của bác Ben – một trong những yếu tố có tác động quan trọng đến tâm lý của nhân vật. Kể từ khi Spider-Man xuất hiện trong một series vào những năm 70 thì khán giả không hề được thấy nhân vật này trong bất cứ tác phẩm live-action nào, vì vậy Spider-Man ra mắt chính là một món quà tuyệt vời cho khán giả, đồng thời bộ phim cũng giời thiệu cho khán giả một giai đoạn mới của dòng phim siêu anh hùng.

2.Spider-Man: Homecoming (Người Nhện: Trở Về Nhà)
Spider-Man: Homecoming mang tới một cái nhìn hoàn toàn mới về Peter Parker
Spider-Man: Homecoming mang tới một cái nhìn hoàn toàn mới về Peter Parker

 

Bản phim Spider-Man mới nhất của Marvel được đánh giá là một trong những phim hay nhất về Spider-Man, bên cạnh sự ra mắt không thể nào tốt hơn của chàng diễn viên trẻ Tom Holland trong vai Peter Parker thì màn thể hiện quá đỗi xuất sắc của diễn viên được đề cử Oscar – Michael Keaton trong vai ác nhân Vulture đã mang về thành công cho Homecoming. Marvel đã mang đến cho khán giả một phiên bản Spider-Man hoàn toàn khác với những bản phim trước, bằng việc xây dựng một cốt truyện mới và một xuất thân mới cho Peter Parker, bỏ qua hết các chi tiết mà khán giả đã biết rất rõ như Peter bị nhện cắn như thế nào, bác Ben xuất hiện và bị giết ra sao, Spider-Man: Homecoming đã mang lại một làn gió mới cho người hâm mộ.

Không chỉ dừng lại ở đó, các tình tiết trong phim được xây dựng để gần gũi với thực tại và phù hợp với thời đại bây giờ hơn, Peter không chỉ bị bắt nạt bởi những trò đùa nữa mà còn bị lăng mạ và bị tấn công bởi tên DJ nhà giàu. Bộ phim còn cho khán giả cái nhìn mới về dì May (Marisa Tomei thủ vao), lần đầu tiên xuất hiện không phải với hình tượng thánh thiện, với tuổi đời khá trẻ và tính cách được xét vào hạng “bá đạo”.

Điều quan trọng nhất là Spider-Man: Homecoming không quên nhắc nhở khán giả rằng Peter vẫn chỉ là một học sinh trung học đang trong khoảng thời gian dậy thì, cậu vẫn cần thời gian để trưởng thành. Điều này không chỉ làm khán giả thích thú hơn khi được chứng kiến nhân vật trưởng thành, mạnh mẽ hơn và có thể kiểm soát hoàn toàn sức mạnh của mình, đồng thời nó cũng sẽ là bước đệm cho sự phát triển của nhân vật trong các phần phim tiếp theo.

1.Spider-Man 2
Spider-Man 2 là hình mẫu của một bộ phim siêu anh hùng xuất sắc mà bất cứ phim siêu anh hùng mới nào cũng nên học hỏi
Spider-Man 2 là hình mẫu của một bộ phim siêu anh hùng xuất sắc mà bất cứ phim siêu anh hùng mới nào cũng nên học hỏi

 

Spider-Man, Batman, Iron Man, các siêu anh hùng này đều có một điểm chung dù cho họ có sức mạnh khác nhau, có khởi đầu khác nhau, các thiết bị thậm chí là địa vị kinh tế khác nhau, họ đều giàu lòng trắc ẩn. Mặc dù có những câu truyện khác nhau nhưng tất cả đều tập trung vào làm nổi bật tính nhân văn của nhân vật mà không làm lu mờ đi vai trò siêu anh hùng cùng những cảnh hành động hấp dẫn. Có thể nói Spider-Man 2 đều có đầy đủ các yếu tố trên, một bộ phim xuất sắc với nhân vật phản diện được xây dựng có chiều sâu và diễn xuất tuất, có mục đích và động cơ rõ ràng với một câu truyện đau lòng, kết hợp hoàn hảo vời việc Peter Parker phải vật lộn để cân bằng cuộc sống, vừa cố gắng để trở thành anh hùng của thành phố New York mà vẫn tận hưởng được cuộng sống của một người bình thường,

Sam Raimi đã thực sự tạo ra nhân vật Spider-Man vô cùng xuất sắc cho bộ phim. Cảnh chiến đấu giữa Spider-Man và người thầy cũ của mình – Doc Ock quả thật rất tuyệt vời. Một phân cảnh hành động được đánh giá là vô cùng chuyên nghiệp và mang đậm tính chất cá nhân hơn là những cảnh chiến đấu thường thấy trong các phim hành động khác là nhân vật chính tìm ra điểm yếu và hạ gục ác nhân – kẻ đã đánh mất đi nhân tính vì quyền lực, tiền bạc…

Spider-Man 2 chính là một minh chứng và là một tấm gương mà các phim siêu anh hùng khác nên học tập, dù có tới tận 2 nhân vật phản diện nhưng không một nhân vật nào bị nhân vật còn lại làm cho bị lu mờ. James Franco đã có màn hóa thân thành Harry Osborn vô cùng xuất sắc, Harry đã dần dần tha hóa và phát điên sau cái chết của cha mình. Nhân vatah của James Franco vô cùng nổi bật nhưng không cướp hết sự chú ý của nhân vật phản diện chính – Doc Ock.

Spider-Man đặt ra câu hỏi: “Bạn sẽ làm gì khi trách nhiệm là siêu anh hùng với thế giới đang ngẳn cản bạn không thể có cuộc sống bình thường như bao người? “ Peter Parker không phải là một triệu phú như Bruce Wayne hay Tony Stark, cậu cần một công việc, giúp gì May không bị phá sản, trả tiền thuê nhà và các loại hóa đơn, đồng thời giải cứu người dân New York khỏi những mối đe dọa nguy hiểm. Peter cũng bị căng thẳng, cũng mệt mỏi, vẫn đề mà cậu gặp phải rất thật và gần gũi, điều này khiến bộ phim chạm tới tâm hồn của khán giả khi nó cũng như cuộc sống thật của họ.

 

 

 

5 / 5 ( 298 bình chọn )
CHƯƠNG TRÌNH COMMENT HAY - NHẬN NGAY QUÀ TẶNG