Nội dung bài viết [Ẩn mục lục]
Chồng người ta sẽ khiến khán giả lầm tưởng đây là một bộ phim về hôn nhân gia đình khi nghe tựa đề phim lần đầu tiên. Nhưng sự thật thì đây là một tác phẩm khai thác về giới tính của cộng đồng LGBT và có khá nhiều chuyện vụn vặt bên lề không liên quan gì nhiều đến cốt chuyện chính.
Bộ phim là câu chuyện xoay quanh Cường – một người đàn ông tứ tuần điển trai, hấp dẫn có một gia đình hạnh phúc với người vợ xinh đẹp và cậu con trai ngoan ngoãn. Bão tố ập đến với Cường khi một người đàn ông xuất hiện và đào bới quá khứ tưởng như đã ngủ yên của Cường nhiều năm về trước.
Nếu bạn theo dõi trailer phim trước khi ra rạp, bạn rất kỳ vọng sẽ được thưởng thức một bộ phim được xây dựng tốt với câu chuyện ân oán tình thù “tranh chồng, chung vợ”. Nhưng chính vì xem trailer trước khi xem bản đầy đủ nên Rạp chiếu phim tin rằng rất nhiều khán giả hoang mang không biết trailer có phải là của Chồng người ta hay một bộ phim nào khác, vì những chuyện vụn vặt chắp vá và những nhân vật dư thừa không hiểu xuất hiện trong phim có mục đích gì.
Lẽ ra điểm nhấn của bộ phim chính là quá khứ của Cường khi dành tình yêu sâu đậm cho một người đàn ông, cách Cường đối diện với kẻ muốn phá hoại hạnh phúc của gia đình mình ở thời điểm hiện tại. Thế nhưng Chồng người ta lại dành phần lớn thời lượng phim để nói về cậu con trai của Cường là Hải, cùng với mối tình gà bông của cậu nhóc và hai người bạn. Ba người bạn của Hải càng về sau càng thấy được sự lạc lõng trong câu chuyện mà đạo diễn Nguyễn Hữu Tiến muốn truyền tải.
Tất cả những khúc mắc của bị được tập trung giải quyết ở cuối phim, dù có thể giúp khán giả hiểu được chuyện gì đang diễn ra nhưng các tình tiết nút thắt quan trọng của phim lại xây dựng một cách mờ nhạt, khiến mối quan hệ giữa Cường – Trung – Hà không thấy được sự rắc rối, đau thương cần có. Đồng thời cũng thấy được kế hoạch trả thù của Hà chỉ là trò trẻ con, bày vẽ ra đủ thứ để làm cho đỡ buồn.
Chồng người ta sở hữu một loạt những tình tiết, nhân vật không cần thiết. Ví dụ như ba người bạn của Hải, không hề ăn nhập với bộ phim, nếu cắt ba nhân vật này ra khỏi phim và tập trung vào các nhân vật còn lại thì tin rằng hành động trả thù của Hà sẽ trở nên thuyết phục hơn nhiều. Những cảnh thừa trong phim có thể kể đến như việc Hải chạm trán với nhóm côn đồ, nhóm bạn đi chơi chụp ảnh… xuất hiện hoàn toàn vô nghĩa. Còn có những cảnh lặp đi lặp lại quá nhiều như cảnh nóng của Cường – Trung trong lò gạch, nếu Rạp chiếu phim nhớ không nhầm thì phân đoạn này được lặp lại khoảng 3 – 4 lần mà không hiểu dụng ý của đạo diễn cho lặp lại quá nhiều để làm gì.
Bộ phim còn có một điểm khá vô lý, đó là Hải và nhóm bạn đều là học sinh cấp 3 nhưng có thể vô tư vào quán bar. Nếu lý giải theo cách bà chủ quán bar là dì của bạn Hải thì cũng có thể chấp nhận được, nhưng phim dán nhãn cấm khán giả dưới 18 tuổi. Vậy điều này có hợp lý không. Ngoài ra, suất chiếu hôm nay Rạp chiếu phim xem có rất nhiều bạn học sinh vẫn đang mặc đồng phục cấp 3, thiết nghĩ các rạp nên quản lý chặt chẽ hơn việc bán vé cho các bạn học sinh.
Cuối cùng, Chồng người ta sở hữu ý tưởng khá mới lạ với cách xây dựng twist tốt. Tuy nhiên do tham, nhồi nhét quá nhiều thứ trong 90 phút, vậy nên mọi chuyện chỉ ở mức lơ lửng, các vấn đề không được giải quyết tốt nên chưa đủ sức để nhận được nhiều lời khen ngợi đến từ khán giả.
Cá nhân Rạp chiếu phim cảm thấy các tuyến nhân vật phụ trong phim như Hải Triều (bạn của Trúc), Hữu Tài (vai Trung), thậm chí là BB Trần tỏa sáng hơn so với nhân vật chính Cường do nam diễn viên Trịnh Xuân Nhàn thể hiện.
Yaya Trương Nhi, Trần Ngọc Vàng, Tú Hảo dù đất diễn không ít, song cũng như Trịnh Xuân Nhàn khi khả năng diễn xuất còn hạn chế, đài từ còn gượng và không mang được nhiều cảm xúc cho khán giả khi theo dõi phim.
Chồng người ta sở hữu nhiều khung hình tốt, có sự hỗ trợ của phần ca khúc chủ đề giúp khán giả đồng cảm hơn với số phận của các nhân vật chính trong phim. Nếu thiếu đi sự xuất sắc của ca khúc chủ đề, thì phần âm thanh của bộ phim có lẽ không có gì đáng nói.
Chồng người ta hiện đang được công chiếu trên toàn quốc. Chúc các bạn xem phim vui vẻ và đừng quên để lại đánh giá của bạn về tác phẩm này dưới bài viết để có cơ hội nhận được những phần thưởng hấp dẫn đến từ Rạp chiếu phim nhé.
CHƯƠNG TRÌNH COMMENT HAY - NHẬN NGAY QUÀ TẶNG
Rapchieuphim team
Cách chúng tôi đánh giá một bộ phim:Nguyễn Hữu Tiến
: Yaya Trương Nhi, Trịnh Xuân Nhãn, Phạm Thanh Trúc, Tú Hảo, ....
: 91 phút
: Tâm Lý
: 20/11/20 tại Việt Nam
:
CHỒNG NGƯỜI TA (Review & Phân Tích)
+ Sau khi đã dời một lần thì "Chồng Người Ta" đã được khởi chiếu chính thức. Mình vẫn rất hóng phim trước khi dời nữa kìa. Poster thì nóng hùn hụt, còn quả trailer quá táo bạo và gây cấn.... nhưng khi xem phim xong thì khiến mình khá thất vọng.
Nội dung phim: Chồng Người Ta là một bộ phim tâm lý tình cảm có yếu tố bất ngờ, phim khai thác câu chuyện tình yêu đầy thù hận xoay quanh ba nhân vật Hà, Cường và Trung. Cường là người đàn ông thành công trong sự nghiệp, sống rất ung dung tự tại, tưởng rằng quá khứ của mình đã chôn vùi, Cường cùng vợ con sống rất hạnh phúc và xây đắp tổ ấm nhỏ. Nhưng nào ngờ, sự xuất hiện thêm một nhân vật mới tên Thắng - người này nắm giữ bí mật động trời trong quá khứ của Cường. Bí mật trong quá khứ của Cường dần bị phơi bày?? Các nhân vật sẽ làm gì trong chuyện tình tay ba đầy nỗi đau của tình yêu và hận thù?
- Phim lấy chủ đề nhạy cảm về Đồng tính luyến ái, với trailer drama nức mũi, gây được sự chú ý với mọi đối tượng khác giả, nhất là khán giả trong cộng động LGBT.
- Có ý tưởng mới, nhưng......... Phim có thời lượng không dài, nhưng phim lại dài lê thê. Nhịp lúc chậm, lúc thì lại rất nhanh, chưa được phân chia hợp lý, phần nào làm mờ nhạt đi chi tiết quan trọng. Những thứ cần thai khác như nhân vật chính, về chuyện tình của họ thì không được khai thác sâu. Có cảnh nóng của Trung - Cường được lập đi lập lại tận 3 lần, dù biết lập lại để cho người xem dễ hiểu hơn, nhưng thật sự mà nói không phải lập lại như vậy mới khiến người xem dễ hiểu, còn nhiều cách để phân chia cho hợp lý cơ mà?. Còn nhiều cảnh thừa khác nữa, ví dụ như Rạp Chiếu Phim có kể. Có tuyến nhân vật phụ không cần thiết nữa, nói nhân vật phụ vậy thôi chứ thời lượng xuất hiện cũng đâu có ít, đan xen nhiều nhân vật phụ như vậy thì cũng phần nào khiến phim mất định hướng.
- Cú Twist: pha xoắn của phim cũng khiến người xem ngỡ ngàng luôn, vì trước đó cũng chẳng ai có thể hình dung trước được. Nếu để ý từ đầu phim cho đến khi cú twist xảy ra, thì thấy twist được xây dựng tốt, hợp lý lắm các bạn. Twist rất ý nghĩa và dễ hiểu lắm nha.
- Trong phim cũng len lõi những chi tiết gây cười, lời thoại hài hước. Còn những câu từ Kì Thị thì được chọn lọc tốt, không phản cảm gây khó chịu.
- Thông Điệp: là phim về cộng đồng này, thì phải có thông điệp liên quan đúng không??. Cho mọi người có cái nhìn cảm thông hơn về cộng đồng LGBT, họ đã buồn tuổi như thế nào khi bị xã hội này xa lánh, đều ai con người như nhau thì ai ai cũng mong muốn có cuộc sống bình thường như bao người. Xin một lần, nếu không đặt mình vào người khác để cảm thông được thì cũng xin đừng Kì Thị.
Diễn Xuất: các diễn viên chính cũng không quy tụ những gương mặt đình đám, là những gương mặt mới trong làng Điện ảnh Việt.
- Trịnh Xuân Nhản (vai Cường) ngoài những cảnh nude với body săn chắc, thì anh cũng không để lại ấn tượng gì, diễn xuất của anh chưa thật sự tốt.
- Yaya Trương Nhi (vai Trúc) sở hữu gương mặt đẹp, cùng với nỗi đau lo sợ mất chồng. Chị cũng không được đánh giá cao diễn xuất, nhạt nhoà và còn gương gạo.
- Thanh Trúc (vai Hà), có nỗi đau dằn vặt và muốn trả thù, nhưng sự trả thù của nhân vật này trong phim được phần lớn người xem thấy chưa được khuyết phục. Diễn xuất khá tốt, giọng nói đau khổ, một niềm đau sâu thẳm khi đi song song với nhiều sự mất mác.
- Phạm Hùynh Hữu Tài (vai Trung), chiếm thời lượng ít nhưng anh diễn xuất rất tốt, bộc lộ cảm xúc tốt trong từng câu nói, khiến ai cũng phải đồng cảm với số phận của nhân vật này.
- Trần Ngọc Vàng (vai Hải), gương mặt điển trai, nụ cười toả nắng là điểm nhấn. Chứ diễn xuất của anh dừng lại mức khá thôi, trong phim này có khá nhiều đoạn quay cận mặt anh, thấy được Makeup hơi đậm và thấy cũng không phù hợp.
Tuyến nhân vật phụ khác:
- Trong dàn diễn viên thì có lẻ ấn tượng nhất là Hải Triều, nét diễn tự nhiên duyên dáng cùng với những đoạn hài hước thì Hải Triều là điểm nổi bật nhất trong phim.
- Ngoài nhân vật phụ như Chú Hữu Trí, Đại Nghĩa, Hữu Châu là những gương mặt gạo cội thì mình không nói. Chứ các nhân vật phụ còn lại thì hạn chế về mặt diễn xuất, lại còn chiếm thời lượng khá nhiều.
Hình Ảnh, Âm Thanh:
- Hình Ảnh đẹp, nhiều cảng quay đa dạng. Cảnh nóng thì cũng có trong trailer và rất nghệ thuật, không gây phản cảm.
- Âm Thanh tốt, nhạc nền kịch tính nhầm tăng sự cao trào cho phim, nhưng đôi lúc bị lạm dụng, xử lí thường xuyên và nó dồn dập không cần thiết. Âm nhạc là điểm cộng lớn, lựa chọn bài hát hợp lý, cùng giọng hát cực kì thấm của anh Tăng Phúc, bài hát được vang lên đúng lúc, ta nói nghe mà lòng đau như cắt.
So sánh:
- Với thể loại lấy chủ đề từ LGBT thì năm 2019 cũng có 2 phim làm tốt, đó là Thưa Mẹ Con Đi với Chị Chị Em Em. Thưa Mẹ Con Đi thì là phim đam mỹ nhẹ nhàng. Ngược lại với sự nhẹ nhàng đó là Chị Chị Em Em, vô cùng Drama kịch tính, có những cú twist lật qua lật lại của mối tình tay ba và có sự thành công nhất định. Còn Chồng Người Ta cũng cùng thể loại tâm lý drama như Chị Chị Em Em, khác là một phim Đồng tính nam, một phim Đồng tính nữ. Nếu mà so sánh thì Chồng Người Ta lại thua thiệt đáng kể so với Chị Chị Em Em về các tuyến nhân vật, phân chia nội dung và Diễn Xuất.
+ Có lẽ mình quá kì vọng vào phim và đã khiến mình thất vọng không nhỏ nên có phần khắc khe với phim. Tóm lại, đây là bộ phim nên cân nhắc, nếu bạn là cộng đồng LGBT thì cứ xem đi, đừng suy nghỉ nhiều. Cá nhân mình thấy phim dừng lại mức Trung Bình.
+ 5.5/10đ