Để tạo ra một bộ phim hay bắt buộc phải có kịch bản với nội dung xuất sắc, logic cùng với một đạo diễn tài ba và các diễn viên có diễn xuất thực sự nổi bật. Nhưng để tạo ra một tuyệt phẩm điện ảnh thì chỉ cần có một nhà làm phim thiên tài, và Christopher Nolan là một trong số ít những thiên tài đó. Phim của Nolan bao giờ cũng thế, không cần quá khoa trương về kỹ xảo hay hình ảnh mà chú trọng vào chiều sâu của nội dung và cách dẫn dắt, liên kết cũng như thông điệp mà ông muốn gửi gắm. Vì vậy dù khán giả đã quá quen với các mô tuýp phim của Nolan nhưng họ vẫn không thể ngưng tới rạp chiếu phim để thưởng thức những tác phẩm mới của ông. Bộ phim Dunkirk (Cuộc Di Tản Dunkirk) ra mắt hồi tháng 7 vừa qua đã đánh dấu sự trở lại của Nolan sau một thời gian dài vắng bóng.

Dunkirk là tuyệt tác mới được tạo ra dưới bàn tay của Christopher Nolan
Dunkirk là tuyệt tác mới được tạo ra dưới bàn tay của Christopher Nolan

Có thể  với nhiều, Dunkirk không phải là một bộ phim với đề tài Chiến tranh Thế Giới thứ II mà họ hằng mong đợi, với Nolan ông sẽ biến một đề tài quen thuộc trở nên đặc biệt với cấu trúc phim độc đáo, và sự lồng ghép về thời gian và không gian tinh tế. Dunkirk được chia làm 3 phần, mỗi phần lại xuất hiện những nhân vật khác nhau, nhưng điều khiến khá giả hứng thú là tất cả những thứ tưởng chừng như không liên quan tới nhau ấy lại tạo thành một thể thống nhất chặt chẽ.Trong một cuộc phỏng vấn với các tờ báo gần đây, vị đạo diễn kiêm biên kịch kiêm nhà sản xuất đại tài này tiết lộ rằng trước khi quá trình sản xuất của Dunkirk bắt đầu, ông đã có ý tưởng quay Dunkirk mà không cần tới kịch bản, và ý tưởng này cũng được Nolan chia sẻ với vợ và người bạn – nhà đồng sản xuất – Emma Thomas và cả Nathan Crowley – người đồng nghiệp lâu năm của Nolan.  Nolan cũng giải thích lý do tại sao ông ý tưởng đó lại lóe lên trong đầu của ông. Cụ thể:

“Tôi đã hình dung ra toàn cảnh, tôi nắm bắt được cốt lõi của dự án. Vì thế tôi hiểu  không gian, sự khốc liệt và chuyển động của những mốc thời gian mà tôi muốn đưa vào bộ phim, tôi muốn Dunkirk phải thể hiện được điều đó vì bối cảnh của nó gắn với những vùng có cấu trúc địa hình đơn giản. Tôi không cần một kịch bản. Tôi chỉ muốn thể hiện những ý tưởng của mình cũng giống như việc lên sân khấu biểu diễn một bài hát và quay lại đoạn clip đó bằng điện thoại như mọi người vẫn hay làm”.

Christopher Nolan nghĩ ông không cần kịch bản để quay Dunkirk vì đây là việc mà ông giỏi nhất
Christopher Nolan nghĩ ông không cần kịch bản để quay Dunkirk vì đây là việc mà ông giỏi nhất

Theo tờ Hollywood Reporter cho biết, Christopher Nolan đã đưa ra lý giải về lý tưởng thú vị này trong cuộc phỏng vấn chung với anh trai ông – Jonathan Nolan – người sáng tạo ra series Westworld nổi tiếng đồng thời cũng là đồng biên kịch của Dunkirk. Bên cạnh đó Nolan còn cho biết thêm  một lý do nữa mà ông quay phim mà không cần kịch bản chỉ đơn giản bởi vì Nolan thấy đây là cách phù hợp nhất với ông, và đây là cách làm mà ông thấy tự tin nhất. Điều này có vẻ như khá đối lập với những gì ông đã làm trước đây, nhất là với Inception và Interstellar, 2 bộ phim được coi là có nội dung phức tạp và rắc rối nhất trong sự nghiệp của Nolan. Điều thú vị hơn là, vợ của ông – Emma Thomas đã phản đối kịch liệt ý tưởng này, Nolan nói:

“Emma nhìn tôi như thể tôi là kẻ tâm thần đang lảm nhảm, và cô ấy như kiểu: ok được thôi nhưng nó sẽ không có tác dụng đâu”

Dunkirk là bộ phim có thời lượng ngắn nhất trong sự nghiệp của Nolan
Dunkirk là bộ phim có thời lượng ngắn nhất trong sự nghiệp của Nolan

 

Vị đạo diễn cũng cho biết thêm, kịch bản của Dunkirk được hoàn thành “rất, rất nhanh chóng” sau khi ông hình dung ra được cấu trúc đặc biệt của bộ phim. Thêm vào đó, Nolan cũng xác nhận rằng kịch bản của Dunkirk là kịch bản ngắn nhất mà ông từng viết ra, độ dài của nó chỉ vỏn vẹn trong 76 trang giấy. Không có gì quá ngạc nhiên khi Dunkirk có độ dài 106 phút, bộ phim ngắn nhất trong tất cả các tác phẩm của Nolan nếu không tính tác phẩm đầu tay của ông, một bộ phim thuộc thể loại hồi hộp, gay cấn pha chút kinh dị - Following với độ dài là 69 phút và được ra mắt vào năm 1998. Thực tế , vấn đề độ dài của tác phẩm không quá quan trọng, việc mà fan của Nolan không hài lòng chính là giới hạn độ tuổi  PG-13.

Với giới hạn độ tuổi PG-13 sự khốc liệt của chiến tranh sẽ được tái hiện một cách chân thực hơn trong Dunkirk
Với giới hạn độ tuổi PG-13 sự khốc liệt của chiến tranh sẽ được tái hiện một cách chân thực hơn trong Dunkirk

 

Khi hiệp hội điện ảnh MPAA thông báo rằng Dunkirk sẽ có giới hạn độ tuổi là PG-13 vào tháng 4 vừa qua, một loạt các cuộc tranh cãi đã nổ ra khi có rất nhiều bộ phim cũng chung đề tài về Thế chiến thứ II nhưng có giới hạn độ tuổi R. Vị đạo diễn chỉ giải thích rằng, PG-13 là giới hạn mà ông cảm thấy thoải mái khi tạo ra bộ phim, nó đảm bảo rằng Dunkirk sẽ là một bộ phim xoay quanh chiến tranh, có nhiều cảnh sung đạn và máu me. Ông cũng nói rằng hầu hết các tác phẩm hay nhất của ông cũng đều có mức giới hạn đổ tuổi PG-13 , mặc dù 3 bộ phim đầu tiên mà ông tạo ra lại có giới hạn R (Following – bộ phim đầu tiên Nolan đạo diễn; Memento – bộ phim đột phá, tạo ra tiếng vang và tên tuổi của Nolan và Insomnia – bộ phim đầu tiên đánh dấu sự hợp tác giữa Nolan và hãng phim Warner Bros), từ sau đó tất cả các phim của Nolan đều có giới hạn độ tuổi là PG-13.

Dunkirk đã có màn ra mắt cực kỳ ấn tượng, với doanh thu tuần đầu tiên là 50.5 triệu USD và tuần thứ 2 là 28.1 triệu USD, và trong tuần này bộ phim vẫn sẽ có thêm một tuần ăn lên làm ra nữa mặc dù phải đối đầu với rất nhiều đối thủ mới như: The Dark Tower hay Kidnap….