Trước đây, về mảng truyện tranh thì Marvel Comics hoàn toàn không có “cửa” so với DC Comics về độ phổ biến và lượng fan hâm mộ cuồng nhiệt. Thế nhưng khi bước chân sang lĩnh vực điện ảnh thì tình thế lại hoàn toàn đảo ngược. Trong khi Marvel đã trở thành một đế chế hàng đầu với hàng loạt chiến thắng vang dội tại phòng vé đồng thời cực kỳ được giới phê bình “cưng chiều” thì DC vẫn còn đang loay hoay với hàng loạt tác phẩm bị chê bai hết lời và có điểm số tệ hại. Và tất nhiên, bom tấn Justice League ra mắt mới đây cũng không thoát khỏi “thảm cảnh” đó.

 

Xuyết suốt hành trình 10 năm cùng 17 tác phẩm, Marvel đã xây dựng riêng cho mình một vũ trụ điện ảnh cực kỳ thành công cả về doanh thu lẫn chất lượng nội dung. Dù không có tác phẩm nào đạt được đến đẳng cấp của The Dark Knight nhưng tất cả các bộ phim của MCU luôn được lòng giới phê bình và được chấm diểm khá cao trên các trang web điện ảnh, đặc biệt là với một trang mang tính chất khá “phiến diện” như Rotten Tomatoes.

tai-sao-cac-bo-phim-cua-dc-luon-bi-danh-gia-thap-hon-marvel-1

Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu Rotten Tomatoes “phiến diện” ở điểm nào. Nếu như điểm số trên các trang web điện ảnh khác như IMDb là thước đó thể hiện “độ hay” của phim thì Rotten Tomatoes lại không như vậy. Số điểm tính bằng % nổi tiếng của trang web này được cấu thành bởi số lượng “ý kiến đồng thuận” về một tác phẩm, hay nói đơn giản chính là số người cảm thấy bộ phim đó “hay” hoặc có chất lượng tốt tính theo tỷ lệ phần trăm. Ví dụ đối với Justice League – tác phẩm bị gán cho một số điểm thảm hại là 36%, điều này không hề có nghĩa chất lượng của bộ phim này chỉ được 36/100 điểm mà có nghĩa là có 36% số người xem cho rằng đây là một bộ phim hay. Rotten Tomatoes phiến diện ở chỗ nó chỉ cho người xem phân các tác phẩm điện ảnh thành 2 loại là “hay” hoặc “không hay” chứ không có khái niệm “bình thường”. Và do vậy, điểm số trên trang web này quá phiến diện và thường khiến khán giả lầm tưởng về chất lượng của một bộ phim.

tai-sao-cac-bo-phim-cua-dc-luon-bi-danh-gia-thap-hon-marvel-2

Trên Rotten Tomatoes, 17 bộ phim của Marvel đã nối đuôi nhau tạo thành một chuỗi xếp hạng “tươi” (fresh) liền mạch chứ chưa có một bộ phim nào bị đánh giá là “thối” (rotten), trong đó bộ phim có điểm thấp nhất là Thor: The Dark World (66%). Ngược lại, Vũ trụ điện ảnh mở rộng DC vẫn đang vất vả phải vật lộn mãi mới có một bộ phim đạt được mức “tươi” là Wonder Woman, còn lại các bộ phim khác như Man of Steel (55%), Batman V Superman (27%), Suicide Squad (26%) và mới đây nhất là Justice League (43%) - tất cả đều phải nhận đánh giá “thối”. Khán giả ắt hẳn sẽ cảm thấy nghịch lý vì vốn các nhân vật được DC đưa lên màn ảnh rộng đều đã có sẵn độ nổi tiếng và lượng fan hâm mộ hùng hậu, vậy thì lý do gì lại khiến bộ phim của họ lại bị ghét bỏ đến thế? Thế nhưng, theo một số nhà phân tích, chính sự nổi tiếng này chính là một trong những yếu tố gây bất lợi lớn nhất cho DCEU.

Chúng ta sẽ lấy ví dụ về hai nhân vật có thể được coi là biểu tượng của DC - Batman và Superman. Trước khi DCEU hình thành, cả hai nhân vật này đều đã được khai thác quá nhiêu trên màn ảnh và có quá nhiều phiên bản khác nhau. Đối với nhân vật Batman, chúng ta có Batman 66 của Adam West; Batman trong các loạt phim hoạt hình như Timmverse; The Brave, The Bold hay LEGO Batman, Batman của Tim Burton và đặc biệt là bộ ba Dark Knight huyền thoại của Christopher Nolan. Đối với Superman, khán giả đã từng in sâu vào tâm trí hình ảnh của Christopher Reeves trong Superman: The Movie; Tom Welling trong Thị Trấn Smallville hày bộ phim hoạt hình Superman của Bruce Timm… Và cũng chính vì vậy, mỗi khi những nhân vật này xuất hiện là khán giả lại luôn mang sẵn trong đầu tư tưởng so sánh với các phiên bản trước.

tai-sao-cac-bo-phim-cua-dc-luon-bi-danh-gia-thap-hon-marvel-3

Đó là còn chưa kể, sự nổi tiếng sẵn có của những nhân vật này còn khiến các fan hâm mộ luôn kỳ vọng về một bộ phim tuyệt vời, tương xứng với thần tượng của họ. Nếu các nhà làm phim có lỡ “xui xẻo” mà không tạo được ra hình mẫu nhân vật mà họ mong muốn thì chính các fan hâm mộ trung thành cũng sẽ trở thành những người bị thất vọng nhiều nhất, và tất nhiên là những bộ phim đó hẳn sẽ không có kết quả tốt đẹp.

Còn Marvel thì sao? Thực tế là tất cả các nhân vật mang nổi tiếng nhất, mang tính biểu tượng nhất của họ như Spider-Man, X-Men đã được bán bản quyền làm phim cho các hãng phim khác. Vì vậy khi lấn sang lĩnh vực điện ảnh, họ buộc phải đưa lên những siêu anh hùng chẳng mấy tiếng tăm, chẳng mang trên vai nhiều kỳ vọng của fan hâm mộ và tất nhiên là cũng không có mấy phiên bản phim từng được sản xuất để mà so sánh. Và phải nói rằng các lãnh đạo của Marvel đã cực kỳ thông minh khi biến bất lợi này thành một lợi thế lớn. Lúc này, họ chỉ cần xây dựng từng nhân vật của mình thật tốt, có cá tính riêng và được lồng vào trong những bộ phim “dễ xem” và hài hước là có thể gây ấn tượng với khán giả. Họ không bị so sánh với bất cứ ai, không cần phải cố tạo ra sự khác biệt với phiên bản nào khác và đặc biệt nhất là khỏi cần vượt qua những bức tường kỳ vọng cao chót vót mà khán giả dựng lên.

tai-sao-cac-bo-phim-cua-dc-luon-bi-danh-gia-thap-hon-marvel-4

Nói tới điều này, có lẽ nhiều người sẽ chỉ ra rằng giờ đây Marvel đã có Spider-Man, một siêu anh hùng huyền thoại cả trong truyện và trên phim. Có lẽ khỏi cần phải nói thêm về độ nổi tiếng của nhân vật này nữa, thế nhưng Marvel lại được lợi ở chỗ họ cho ra mắt Homecoming tại thời điểm sau khi Sony “phá nát bét” thương hiệu Người Nhện với 3 bộ phim gần nhất là Spider-Man 3 và 2 phần Amazing Spider-Man. Chính vì vậy, các fan hâm mộ của Spidey có lẽ không còn đặt ra tiêu chuẩn quá cao, không còn yêu cầu Homecoming phải vượt qua được cái bóng của Spider-Man 2 nữa. Lúc này, “đủ tốt” đã là quá đủ với họ. Đó là còn chưa kể đến việc Marvel đã cực kỳ khéo léo khi xây dựng một chàng Nhện theo hướng một cậu bé tuổi teen, tạo ra một hình tượng khác hẳn so với hai phiên bản trước.

Tất nhiên, nếu ra sự khác biệt giữa hai nhà sản xuất không có nghĩa là ta được quyền phủi sạch mọi công sức và sai lầm của họ. Công bằng mà nói, Marvel đã làm quá tốt, cả về mặt chiến lược tổng thể lẫn độ đồng đều trong chất lượng của các tác phẩm. Đầu tiên, Họ biết rõ thị hiếu, nhu cầu của khán giả và đã đem đến đúng thứ sản phẩm đáp ứng được nó. Thứ hai, Marvel đã định hướng được một phong cách cụ thể cho mình và kiên trì đi theo dù có bị chỉ trích thế nào. Tất cả các tác phẩm của MCU đều như đang hét lên rằng “Tôi là một bộ phim thị trường đấy, thì sao nào?”. Họ gán cho những bộ phim của mình mục đích rất rõ ràng là giúp khán giả giải trí và chỉ tập trung để thực hiện tốt điều đó chứ không hề ôm đồm nhiều thể loại, và đó là lúc họ thành công. Thứ ba, tất cả mọi chi tiết trong chiến lược mà Marvel vạch ra cho MCU đều toát lên vẻ thông minh, chỉn chu, rõ ràng và được tính toán cực kỳ kỹ lưỡng. Nhân vật nào ra mắt trước, nhân vật nào ra mắt sau, bộ phim nào sẽ là bệ phóng cho sự kiện nào…Tất cả mọi thứ Marvel làm đều không phải là ngẫu nhiên, họ không trông chờ vào may mắn, và tuyệt đối là không hề có chuyện “phim này phải thành công thì tôi mới làm phim kia”.

tai-sao-cac-bo-phim-cua-dc-luon-bi-danh-gia-thap-hon-marvel-5

Còn DC thì sao? Các phim của họ dù có phong cách rõ ràng nhưng khâu sản xuất lại khá “đuối” và không thể khiến cho bộ phim đạt đến mức độ “tốt” ở trong thể loại của nó. Tiêu biểu cho điều này không gì khác ngoài Justice League – một bộ phim được thực hiện theo kiểu “chắp vá”, cứ làm đã rồi sửa sau. Thêm vào đó, có cảm giác như tương lai của DCEU là thứ gì đó cực kỳ mong manh và có thể bị đảo lộn bất cứ lúc nào. Tại sao phim riêng của The Flash và Aquaman lại phải phụ thuộc vào thành công của Justice League? Tại sao cứ bàn bạc mãi về Man of Steel 2 mãi rồi mà mọi thứ mới dừng ở mức “ý tưởng”? Và tại sao cả một vũ trụ điện ảnh lớn như vậy mà lịch công chiếu phim cứ suốt ngày bị đổi tới đổi lui như thế? Rõ ràng DC đang cực kỳ thiếu một bộ óc lỗi lạc có thể nhìn thấu thị trường và vạch ra một tương lai rõ ràng, chắc chắn cho DCEU.

Trước đây, về mảng truyện tranh thì Marvel Comics hoàn toàn không có “cửa” so với DC Comics về độ phổ biến và lượng fan hâm mộ cuồng nhiệt. Thế nhưng khi bước chân sang lĩnh vực điện ảnh thì tình thế lại hoàn toàn đảo ngược. Trong khi Marvel đã trở thành một đế chế hàng đầu với hàng loạt chiến thắng vang dội tại phòng vé đồng thời cực kỳ được giới phê bình “cưng chiều” thì DC vẫn còn đang loay hoay với hàng loạt tác phẩm bị chê bai hết lời và có điểm số tệ hại. Và tất nhiên, bom tấn Justice League ra mắt mới đây cũng không thoát khỏi “thảm cảnh” đó.    Xuyết suốt hành trình 10 năm cùng 17 tác phẩm, Marvel đã xây dựng riêng cho mình một vũ trụ điện ảnh cực kỳ thành công cả về doanh thu lẫn chất lượng nội dung. Dù không có tác phẩm nào đạt được đến đẳng cấp của The Dark Knight nhưng tất cả các bộ phim của MCU luôn được lòng giới phê bình và được chấm diểm khá cao trên các trang web điện ảnh, đặc biệt là với một trang mang tính chất khá “phiến diện” như Rotten Tomatoes.    Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu Rotten Tomatoes “phiến diện” ở điểm nào. Nếu như điểm số trên các trang web điện ảnh khác như IMDb là thước đó thể hiện “độ hay” của phim thì Rotten Tomatoes lại không như vậy. Số điểm tính bằng % nổi tiếng của trang web này được cấu thành bởi số lượng “ý kiến đồng thuận” về một tác phẩm, hay nói đơn giản chính là số người cảm thấy bộ phim đó “hay” hoặc có chất lượng tốt tính theo tỷ lệ phần trăm. Ví dụ đối với Justice League – tác phẩm bị gán cho một số điểm thảm hại là 36%, điều này không hề có nghĩa chất lượng của bộ phim này chỉ được 36/100 điểm mà có nghĩa là có 36% số người xem cho rằng đây là một bộ phim hay. Rotten Tomatoes phiến diện ở chỗ nó chỉ cho người xem phân các tác phẩm điện ảnh thành 2 loại là “hay” hoặc “không hay” chứ không có khái niệm “bình thường”. Và do vậy, điểm số trên trang web này quá phiến diện và thường khiến khán giả lầm tưởng về chất lượng của một bộ phim.    Trên Rotten Tomatoes, 17 bộ phim của Marvel đã nối đuôi nhau tạo thành một chuỗi xếp hạng “tươi” (fresh) liền mạch chứ chưa có một bộ phim nào bị đánh giá là “thối” (rotten), trong đó bộ phim có điểm thấp nhất là Thor: The Dark World (66%). Ngược lại, Vũ trụ điện ảnh mở rộng DC vẫn đang vất vả phải vật lộn mãi mới có một bộ phim đạt được mức “tươi” là Wonder Woman, còn lại các bộ phim khác như Man of Steel (55%), Batman V Superman (27%), Suicide Squad (26%) và mới đây nhất là Justice League (43%) - tất cả đều phải nhận đánh giá “thối”. Khán giả ắt hẳn sẽ cảm thấy nghịch lý vì vốn các nhân vật được DC đưa lên màn ảnh rộng đều đã có sẵn độ nổi tiếng và lượng fan hâm mộ hùng hậu, vậy thì lý do gì lại khiến bộ phim của họ lại bị ghét bỏ đến thế? Thế nhưng, theo một số nhà phân tích, chính sự nổi tiếng này chính là một trong những yếu tố gây bất lợi lớn nhất cho DCEU.  Chúng ta sẽ lấy ví dụ về hai nhân vật có thể được coi là biểu tượng của DC - Batman và Superman. Trước khi DCEU hình thành, cả hai nhân vật này đều đã được khai thác quá nhiêu trên màn ảnh và có quá nhiều phiên bản khác nhau. Đối với nhân vật Batman, chúng ta có Batman 66 của Adam West; Batman trong các loạt phim hoạt hình như Timmverse; The Brave, The Bold hay LEGO Batman, Batman của Tim Burton và đặc biệt là bộ ba Dark Knight huyền thoại của Christopher Nolan. Đối với Superman, khán giả đã từng in sâu vào tâm trí hình ảnh của Christopher Reeves trong Superman: The Movie; Tom Welling trong Thị Trấn Smallville hày bộ phim hoạt hình Superman của Bruce Timm… Và cũng chính vì vậy, mỗi khi những nhân vật này xuất hiện là khán giả lại luôn mang sẵn trong đầu tư tưởng so sánh với các phiên bản trước.    Đó là còn chưa kể, sự nổi tiếng sẵn có của những nhân vật này còn khiến các fan hâm mộ luôn kỳ vọng về một bộ phim tuyệt vời, tương xứng với thần tượng của họ. Nếu các nhà làm phim có lỡ “xui xẻo” mà không tạo được ra hình mẫu nhân vật mà họ mong muốn thì chính các fan hâm mộ trung thành cũng sẽ trở thành những người bị thất vọng nhiều nhất, và tất nhiên là những bộ phim đó hẳn sẽ không có kết quả tốt đẹp.  Còn Marvel thì sao? Thực tế là tất cả các nhân vật mang nổi tiếng nhất, mang tính biểu tượng nhất của họ như Spider-Man, X-Men đã được bán bản quyền làm phim cho các hãng phim khác. Vì vậy khi lấn sang lĩnh vực điện ảnh, họ buộc phải đưa lên những siêu anh hùng chẳng mấy tiếng tăm, chẳng mang trên vai nhiều kỳ vọng của fan hâm mộ và tất nhiên là cũng không có mấy phiên bản phim từng được sản xuất để mà so sánh. Và phải nói rằng các lãnh đạo của Marvel đã cực kỳ thông minh khi biến bất lợi này thành một lợi thế lớn. Lúc này, họ chỉ cần xây dựng từng nhân vật của mình thật tốt, có cá tính riêng và được lồng vào trong những bộ phim “dễ xem” và hài hước là có thể gây ấn tượng với khán giả. Họ không bị so sánh với bất cứ ai, không cần phải cố tạo ra sự khác biệt với phiên bản nào khác và đặc biệt nhất là khỏi cần vượt qua những bức tường kỳ vọng cao chót vót mà khán giả dựng lên.-6