Đảo địa ngục được đầu tư 500 tỷ đồng, quy tụ dàn diễn viên nổi đình nổi đám của Hàn Quốc và được 113 quốc gia mua bản quyền để công chiếu. Chính vì vậy bộ phim đã thu hút được sự chú ý lớn từ giới truyền thông quốc tế.

Đảo địa ngục - Battleship Island là bộ phim được nhà sản xuất chú trọng đầu tư từ khâu nội dung kịch bản, dàn diễn viên cho đến bối cảnh quay phim. Bộ phim lấy bối cảnh những năm cuối của chiến tranh thế giới thứ II (1944 – 1945) tại hòn đảo Hashima (đảo Chiến hạm) – một trong những nơi được quân phát xít Nhật xây dựng để giam cầm, bóc lột sức lao động và hãm hiếp người dân Triều Tiên. Sự kiện lịch sử đau thương được khai thác một cách trần trụi trên phim ảnh khiến người xem có được cái nhìn toàn cảnh hơn về nỗi đau mà những người dân thường phải gánh chịu trong chiến tranh.

Đảo địa ngục nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ giới chuyên môn

Sau khi được công chiếu tại Hàn Quốc, bộ phim đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ giới chuyên môn và khán giả. Mặc dù những hình ảnh cuối cùng khi những người “nô lệ” tìm cách trốn thoát ra khỏi hòn đảo chết chóc đó chưa từng được đề cập tại bất cứ tài liệu lịch sử nào; tuy nhiên chút ánh sáng ít ỏi và nhân văn đó là những điều mà khán giả hi vọng những người thuộc thế hệ đi trước có được, nên bộ phim vẫn nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ phía khán giả.

Đảo địa ngục đã gây được tiếng vang lớn trên thị trường nội địa và được hàng trăm quốc gia trên thế giới mua bản quyền, trong đó có Việt Nam. Vậy nên bộ phim đã thu hút được sự chú ý không nhỏ từ giới truyền thông quốc tế, đặc biệt là những tờ báo nổi tiếng của Mỹ - đất nước của kinh đô điện ảnh Hollywood.

Trên trang đánh giá điện ảnh Rotten Tomatoes, đã tổng hợp được khá nhiều nhận xét đến từ những nhà phê bình nổi tiếng về tác phẩm Đảo địa ngục có khen, có chê và có đánh giá ở mức độ trung bình. Bộ phim được chấm 5/10 điểm với 50% bài khen và 50% bài chê, sau khi 4 bài phê bình nổi bật nhất của New York Times, RogerEbert.com, Los Angeles Times và Hollywood Reporters được đăng tải.

Cây bút phê bình điện ảnh của tờ New York Times cho biết: “Mặc dù sự kịch tính trong cách làm phim của đạo điễn Ryu Seung Wan có thể làm ảnh hưởng tới tính chính xác của sự kiện lịch sử, nhưng khả năng sắp xếp các hành động quy mô lớn cho dàn diễn viên đông đúc của ông là điều không thể nào phủ nhận”.

Trang RogerEbert.com nhận định: “Mặc dù bộ phim có những chi tiết khiến người xem cảm thấy không thoải mái, nhưng Battleship Island vẫn là một tác phẩm điện ảnh hấp dẫn khả giả bởi nội dung câu chuyện ý nghĩa”.

Trái ngược với hai ý kiến trên, tờ Los Angeles Times lại có những đánh giá không mấy tích cực về tác phẩm điện ảnh này: “Bộ phim có khá nhiều vấn đề bất cập, trong đó cốt truyện máy móc, kịch bản lỏng lẻo và sự gắn kết có phần mờ nhạt của các nhân vật trong phim là điều rõ ràng nhất”.

Đồng ý với những ý kiến phê bình của Los Angeles Times, nhà phê bình của Hollywood Reporters cũng có chung đánh giá: “Bộ phim có kỹ thuật quay hoàn hảo, những bối cảnh trong phim được thể hiện rất xuất sắc nhưng lại có nhược điểm cách dẫn dắt câu chuyện khá nghèo nàn đã khiến cho bộ phim trở nên kém hấp dẫn”.

TheDivaReview.com đánh giá đây là tác phẩm thất bại của đạo diễn Ryu Seung Wan

Ngoài những ý kiến đánh giá từ các tờ báo lớn và uy tín nhất trên thế giới. Các nhà phê bình cũng đã có những ý kiến trái chiều khi đánh giá về tác phẩm điện ảnh này.

Tờ The Straits Times Singapore của quốc đảo sư tử nhận xét: “Có rất nhiều cách để khai thác về chủ đề chiến tranh và hai tác phẩm Dunkirk của Christopher Nolan, Battleship Island của Ryu Seung Wan đã chứng minh được điều đó”.

“Mặc dù yếu tố hành động và lịch sử được đạo diễn khai thác rất xuất sắc nhưng sự kết hợp đó lại mang đến cảm giác gượng ép cho toàn bộ tác phẩm.” – cây bút của National Post đánh giá.

South China Morning Post cũng đánh giá bộ phim không mấy tích cực: “Thật đáng tiếc khi đạo diễn Ryu Seung Wan vẫn ưu tiên cho sự bạo lực tính melodrama và chủ nghĩa sô-vanh hiếu chiến đáng xấu hổ đến mức vắt kiệt sự kiện lịch sử bi thảm đó thành từng giọt nước mắt và từng tờ đô la mà ông ấy có thể”.

Trang TheDivaReview.com đánh giá đây là bộ phim dở nhất của đạo diễn gạo cội Ryu Seung Wan từ trước tới nay: “Cho dù bộ phim ca ngợi lòng yêu nước của người dân Hàn Quốc, nhưng đây vẫn là tác phẩm vô phép tắc, rời rạc và hỗn độn. Một tác phẩm thất bại của Ryu Seung Wan”.

Tờ Screen International lại đánh giá đây là một “bom xịt” của điện ảnh Hàn 2017: “Không có gì để nghi ngờ về tham vọng của bộ phim. Tuy nhiên, Đảo địa ngục lại gây bất ngờ với khán giả bằng cách cho ra đời một tác phẩm “bom xịt” gây thất vọng”.

Trái ngược với những đánh giá từ phía các đồng nghiệp, Screen International lại đưa ra những đánh giá khá tích cực cho tác phẩm: “Dù cho tác phẩm cần gọn gàng và tập trung hơn vào cốt truyện, nhưng bộ phim vẫn là một tác phẩm chiến tranh hào hùng đúng nghĩa”.

Đảo địa ngục hiện đang được chiếu tại các rạp chiếu phim trên toàn quốc

Sự đánh giá từ phía các nhà phê bình chỉ mang tính chất chủ quan theo sự cảm nhận riêng của mỗi người. Chính vì vậy để có đánh giá khách quan nhất về tác phẩm, các bạn hãy tự mình đến rạp chiếu phim để theo dõi bộ phim này nhé. Đảo địa ngục đang được chiếu tại các rạp chiếu phim trên toàn quốc.