Trong lúc siêu phẩm Dunkirk của đạo diễn Christopher Nolan đang “làm mưa làm gió” tại các rạp chiếu phim trên toàn thế giới và khiến cả khán giả lẫn giới phê bình phải thổng thức vì sự tàn bạo của chiến tranh, có lẽ đã đến lúc chúng ta nên nhìn nhận lại toàn cục cuộc chiến này thông qua những con số “biết nói”:
Trận Dunkirk là một sự kiện quan trọng trong Thế chiến II, diễn ra tại thành phố Dunkirk (Pháp) từ 26/5 tới 4/6/1940, giữa quân Đồng Minh và Đức quốc xã. Sau khi thất bại hoàn toàn dưới tay Đức cả về chiến thuật lẫn trang thiết bị, phe Đồng Minh vừa phải chống trả, vừa phải rút lui ra bãi biển và mở cuộc tháo chạy khổng lồ theo đường biển về Anh quốc.
Trước tình hình nguy cấp trên, Thủ tướng Anh lâm thời Winston Churchill đã đích thân yêu cầu chỉ huy BEF (Lực lượng Viễn chinh Anh quốc) phải tìm mọi cách để giải cứu càng nhiều quân nhân càng tốt. Ban đầu, người ta ước tính chỉ có thể di tản được 45.000 binh lính trên tổng số 400.000 người trong vòng 48 tiếng. Cuối cùng, lượng người trở về tăng lên gấp chín lần so dự kiến và khiến sự kiện này trở thành cuộc di tản lớn nhất trong lịch sử quân sự thế giới.
Năm 1940, 330.000 binh sĩ được giải cứu khỏi bãi biển Dunkirk (Pháp) dưới sức ép dữ dội đến từ quân đội phát xít Đức. Chính cuộc chạy thoát ngoạn mục đã phần nào giúp quân Anh chạm tới chiến thắng trong Thế chiến II sau này.
Ban đầu, người ta ước tính chỉ có thể di tản được 45.000 người đàn ông trong vòng 48 tiếng. Thủ tướng lâm thời Winston Churchill đã đích thân yêu cầu chỉ huy BEF (British Expeditionary Force - Lực lượng Viễn chinh Anh quốc) phải tìm mọi cách để giải cứu quân nhân càng nhiều các tốt. Cuối cùng, lượng người trở về nhà tăng lên gấp chín lần so với dự kiến, biến đây trở thành cuộc di tản lớn nhất trong lịch sử quân sự.
Tướng Alan Brooke từng nói: “Không có gì ngoài phép màu mới có thể cứu BEF vào lúc này”. Ngày đầu tiên của cuộc di tản, chỉ có 8.000 quân nhân được giải cứu. Nhưng trong tám ngày tiếp theo, đã có tổng cộng 338.226 binh lính Đồng minh vượt qua eo biển Manche - nơi đang bị tấn công từ bốn phương tám hướng theo đúng nghĩa đen. Một phép màu thực sự đã xảy ra bên bờ biển Dunkirk.
Các thường dân Anh đã anh dũng sử dụng tất cả những phương tiện có thể, từ du thuyền cá nhân, xuồng máy, thuyền cứu hộ, những chiếc xuồng chèo để cùng tham gia nỗ lực giải cứu binh lính. Một thủy thủ kể lại: “Những chiếc thuyền nhỏ như trĩu xuống dưới sức nặng của binh lính”. Theo thống kê, có khoảng 700 chiếc tàu dân dụng như vậy tham gia giải cứu các quân nhân, đưa họ tới những chiếc tàu quân sự lớn hơn.
Có tổng cộng 993 tàu thuyền tham gia cuộc di tản Dunkirk, bao gồm tàu của Hải quân Hoàng gia Anh quốc. Trong số đó, một tàu hơi nước chạy guồng tên là Medway Queen đã thực hiện bảy chuyến đi vòng quanh khu bãi biển, cứu tổng cộng 7.000 nhân mạng
Hơn 200 tàu thuyền đã bị hư hỏng, phá huỷ trong quá trình di tản với nhiều bi kịch. Ngày 29/5, tàu khu trục Wakeful bị trúng ngư lôi và chìm chỉ sau hơn 15 giây, khiến 600 người thiệt mạng.
Theo ước tính, đã có khoảng 3.500 người Anh hy sinh trên biển hoặc trên bãi biển, và hơn 1.000 công dân Dunkirk bỏ mạng trong các cuộc không kích của quân đội phát xít Đức.
Mặc cho những nỗ lực giải cứu, vẫn còn khoảng 40.000 binh sĩ Anh quốc không thể trở về nhà và trở thành tù nhân chiến tranh sau sự kiện lịch sử này.
Cho đến tận ngày nay, cụm từ “tinh thần Dunkirk” đã trở thành một câu nói quen thuộc trong ngôn ngữ Anh quốc và thường được sử dụng để khích lệ những người đang trong hoàn cảnh khó khăn, vô vọng.
Bộ phim Cuộc Di Tản Dunkirk hiện đang được công chiếu tại các rạp chiếu phim trên toàn quốc từ ngày 21/7/2017.
Bình luận (0)