Nội dung bài viết [Ẩn mục lục]
Như vậy là bộ phim Cô Ba Sài Gòn đã chính thức công chiếu được hơn hai tuần và bộ phim đã mang đến cho khán giả những cảm xúc tuyệt đẹp mà ít có bộ phim điện ảnh nào có thể làm được trong nền công nghiệp điện ảnh thương mại hiện nay.
Bộ phim chỉ dài vẻn vẹn 110 phút nhưng những giá trị bộ phim mang lại có thể dài cả đời người.
Cảm xúc khó chịu
Cô Ba Sài Gòn mang đến cảm giác khó chịu cho khán giả từ khi tung những thước phim đầu tiên trong teaser trailer và cảm giác đó được duy trì cho đến những phút đầu tiên của bộ phim. Cảm giác khó chịu đến từ nhân vật Như Ý – truyền nhân duy nhất của nhà may Thanh Nữ có 9 đời may áo dài. Nhưng Như Ý lại không ưa áo dài, với cô áo dài là đại diện của những thứ xưa cũ không thể nào sáng tạo hơn được nữa. Với Như Ý chỉ có âu phục mới là xu hướng phát triển của thời trang, là những gì cô yêu thích và làm tốt nhất. Cô con gái rượu của nhà may Thanh Nữ vì thế kênh kiệu, coi thường truyền thống của gia đình và cãi lời mẹ “nhem nhẻm” khi bị bắt may áo dài.
Thái độ của Như Ý khiến mẹ cô có phần không chịu nỗi và khiến khán giả theo dõi phim cảm thấy khó chịu. Chỉ mong cô nhận được bài học thích đáng để bỏ thói kiêu ngạo, nóng tình của mình.
Cảm xúc hả hê
Đó là khi đệ nhất thanh lịch Sài Gòn thua bởi một chiếc áo dài trong cuộc thi thời trang, nó là khi Như Ý bị mẹ giánh một cái tát nặng tay đến “chín phần công lực” khi gân cổ và nói rằng mình không muốn trở thành truyền nhân may áo dài. Những phân cảnh đó tuy ngắn nhưg đủ để mang đến cho người xem cảm giác hả hê rằng Như Ý xứng đáng bị như thế để cô tự nhìn nhận lại bản thân mình.
Cảm giác bất lực
Ngô Thanh Vân đã hóa thân trọn vẹn trở thành một bà mẹ đầy quyền lực, nghiêm khắc với con nhưng chưa bao giờ hết yêu thương và lo lắng cho con, dù cho cô con gái duy nhất luôn đối nghịch với bà. Hình ảnh người phụ nữ tài giỏi “nhứt” tiếng Sài Gòn về may áo dài lại không thể dạy cho con gái mình cách may áo dài đó là sự thất bại lớn nhất trong cuộc đời bà, cảm giác bất lực mà không phải ai cũng có thể hiểu được. Và hơn ai hết những ai đã và đang đứng ở vị trí làm mẹ sẽ hiểu và đồng cảm được với bà Thanh Mai.
Cảm giác hài hước, thú vị
Nhờ viên ngọc gia bảo, Như Ý đã xuyên không trở về năm 2017 và gặp được bộ dạng của chính mình 48 năm sau. Hai con người một danh phận, hai tính cách và hai ngoại hình có phần khác nhau một xinh đẹp rạng rỡ đầy sức sống, một già nua tàn tạ bởi thời gian và những thăng trầm trong quá khứ. Thế nhưng họ vẫn có những điểm chung như có những hành động giống nhau, cách nói chuyện y hệt nhau, cùng ghét mãi một người không thể thay đôi được…. Chính điều này đã mang đến cho khán giả những tiếng cười vui vẻ dù cho các nhân vật trong phim không được vui vẻ cho lắm.
Cảm giác này còn đến khi Như Ý đi làm công cho Helen, một cô lao công nhưng diện đồ đẹp và sành điện hơn cả những nhân viên trong công ty thời trang lớn nhất cả nước. Và cả khi Như Ý dành cho Helen những câu hỏi đầy ngô nghê về nền thời trang đã trải qua rất nhiều biến động trọng suốt nửa thế kỷ.
Cảm giác đồng cảm
Cả Như Ý và An Khánh đều mang đến cho khán giả cảm giác thất bại và thất vọng về chính mình khi không ai trong hai người có khả năng may được một chiếc áo dài theo đúng các bước của nhà may Thanh Nữ nức tiếng một thời. Họ đổ lỗi cho nhau, nhưng thực sự đó chính là lỗi của cả hai người bởi vì hai chính là một. Khán giả đồng cảm với Như Ý khi cô một mình lang thang trên đường phố Sài Gòn mà không tìm được cho mình cách giải quyết tốt nhất. Khán giả rớt nước mắt khi An Khánh cầu xin Thanh Loan dạy lại cho mình bí quyết may áo dài của nhà may Thanh Nữ.
Những giọt nước mắt muộn màng nhưng thật may mắn cả hai đã nhận ra được xuất phát điểm mình cần bắt đầu lại từ đầu để có thể đưa mọi chuyện trở nên tốt đẹp hơn.
Cảm giác vỡ òa trong hạnh phúc
Những cảnh cuối cùng, đạo diễn Cô Ba Sài Gòn đã mang đến cái kết đẹp cho tất cả mọi nhân vật trong phim, nhưng bên cạnh nụ cười của dàn nhân vật trong phim là những giọt nước mắt của khán giả ở thế giới bên ngoài. Người xem khóc vì cuối cùng Như Ý cũng đã trở thành người phụ nữ thành công như chính bản thân mình mong muốn, nhưng quan trọng hơn cô đã thực hiện được tâm nguyện của mẹ mình trở thành truyền nhân đích thực của nhà may Thanh Nữ và phục dựng được biển hiệu của nhà may Thanh Nữ sau gần nửa thập kỷ bị gỡ bỏ. Khán giả hạnh phúc vì tất cả mọi nhân vật đều có cái kết viên mãn nhất, An Khánh và Thanh Loan làm hòa, mối quan hệ với Helen và Tuấn đều tốt đẹp, Như Ý quay trở lại thập niên 60 để hoàn thành đạo làm con với mẹ và thực hiện nghĩa vụ của một truyền nhân giữ gìn áo dài truyền thống.
Bình luận (0)